SBT Văn 11 Tấm lòng người mẹ - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 11 Tấm lòng người mẹ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Giải SBT Văn 11 Tấm lòng người mẹ - Cánh diều

Câu 1 trang 32 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đoạn trích Tấm lòng người mẹ sử dụng ngôi kể và điểm nhìn nào?

A. Ngôi thứ nhất số ít, người kể chuyện xưng “tôi”; điểm nhìn của người kể chuyện

B. Ngôi thứ nhất số nhiều, người kể chuyện xưng “chúng tôi”; điểm nhìn của người kể chuyện

C. Ngôi thứ nhất số ít, người kể chuyện xưng “tôi”; kết hợp điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật Phăng-tin

D. Ngôi thứ ba; kết hợp điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật Mác-gơ-rít

Trả lời:

Đáp án C

Câu 2 trang 32 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Trong đoạn trích, Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng đã làm những gì? Những việc làm đó nói lên điều gì ở con người nàng?

Trả lời:

- Hoàn cảnh / cảnh ngộ của Phăng-tin: khốn khổ, bi đát, bất hạnh (nghèo, ốm đau, xa cách con gái, bị chủ nợ giày vò, bị vợ chồng Tê-nác-đi-ê lừa gạt, bị nhân tình hành hạ,...)

- Phăng-tin phải bán tóc, bán răng và bán thân để gửi tiền nuôi con.

- Những việc làm ấy cho thấy nàng rất thương con, hi sinh tất cả vì con. Phăng-tin là một trong “những người khốn khổ” nhất mà tác phẩm khắc hoạ.

Câu 3 trang 32 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Đoạn trích thể hiện quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? Hãy lí giải cụ thể.

Trả lời:

- Thấu hiểu, đồng cảm, thương xót cho hoàn cảnh của Phăng-tin; ca ngợi vẻ đẹp của tình mẫu tử ở người phụ nữ này.

- Phê phán xã hội đầy rẫy những bất công, ngang trái (qua các nhân vật vợ chồng Tê-nác-đi-ê, chủ nợ,...).

Câu 4 trang 32 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) So sánh nhân vật Chí Phèo (trong Chi Phèo) của Nam Cao và nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô để thấy sự giống nhau và khác nhau trong việc viết về những con người khốn khổ, tủi nhục của hai nhà văn này.

Trả lời:

Các nhân vật giống nhau về cảnh ngộ bất hạnh, về khát vọng sống lương thiện, về kết cục của số phận; khác nhau về những biểu hiện cụ thể của mỗi khía cạnh đó.

Câu 5 trang 32 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu chủ đề chính và chủ đề phụ (nếu có) của đoạn trích Tấm lòng người mẹ.

Trả lời:

Chủ đề chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ: Thể hiện sự thấu hiểu, cảm, thương xót của tác giả đối với hoàn cảnh của Phăng-tin, ca ngợi vẻ đẹp của tình mẫu tử ở người phụ nữ này; phê phán xã hội đầy rẫy những bất công, ngang trái.

Câu 6 trang 33 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Giăng Van-giăng

Giăng Van-giăng (Jean Valjean) sinh ra ở một gia đình nông dân nghèo xứ Ban (Brie). Lúc nhỏ, anh ta chẳng được học hành gì. Lớn lên, anh làm nghề xén cây ở Pha-vơ-rôn (Faverolles). Mẹ anh là bà Gian Ma-chi-ơ (Jeanne Mathieu), cha là ông Giăng Van-giăng hoặc là Vo-la Giảng (Voilà Jean), có lẽ do chung quanh gọi đùa là Vo-la Giăng mà thành tên ấy.

Giăng Van-giăng tính hay tư lự mà không buồn: Chỉ những người giàu tình cảm mới như thế. Nói đúng ra, nhìn bề ngoài thì thấy anh ta cũng là đủ và chẳng có gì xuất sắc.

Cha mẹ anh mất từ hồi anh còn nhỏ dại. Mẹ anh chết vì một cơn sốt xuống sữa mà không biết cách thuốc thang. Cha anh trước cũng làm nghề xén cây, sảy chân nên thiệt mạng. Van-giăng chỉ còn một người chị goá chồng, trên tay bảy đứa con dại, vừa trai vừa gái.

Bà chị ấy đã nuôi Giăng và lúc sinh thời ông anh rể, Giăng vẫn ăn ở trong nhà chị. Lúc anh rể chết, lũ con, đứa lớn nhất mới lên tám, đứa út mới đầy năm. Giăng năm ấy vừa đúng hai mươi lăm tuổi. Thế là Giăng thay anh rể đi làm giúp chị nuôi các cháu. Rất là giản dị: Anh coi đó là một bổn phận phải làm, nhưng vẫn cầu nhàu vì bản tính. Cả thời trai trẻ, anh làm quần quật suốt ngày mới tìm nổi cái ăn nên chẳng nghe nói anh ta có nhân tình nhân ngãi gì, vì thời giờ đâu mà nghĩ đến chuyện yêu đương. Tối đến, đi làm về mệt nhoài, anh lẳng lặng ngồi ăn xúp. Bà chị thỉnh thoảng lại chọn những miếng ngon trong đĩa anh, miếng thịt, lát mỡ, cái nõn cải, lấy đút cho con. Còn anh, anh để tóc xoã cả ra quanh đĩa, che kín cả mặt, cứ cắm đầu ngồi ăn, mặc kệ, làm như không thấy gì.

Ở Pha-vơ-rôn, gần nhà Van-giăng, phía bên kia đường đi, có nhà chị tá điền Ma-ri Cơ-lốt (Marie Claude). Lũ trẻ nhà Van-giăng ngày nào cũng ăn đói. Đôi khi, chúng chạy sang nhà chị ta, nói dối là mẹ sai sang vay ít sữa rồi đem nhau lại chỗ sau hàng rào hoặc ở đầu ngõ, tranh giằng nhau húp vội húp vàng làm sữa đổ cả ra quần áo. Bà Van-giăng mà biết được thói vụng trộm ấy thì mỗi đứa cũng được trận đòn. Giăng có nóng nảy, cau có, nhưng lại giấu chị, đến trả chỗ tiền sữa cho chị Ma-ri Cơ-lốt và như thế là các cháu khỏi phải đòn.

Về mùa xén cây, anh kiếm được mỗi ngày hai mươi bốn xu. Hết mùa, anh ra đi gặt thuê, làm mướn, chăn bỏ, khuân vác, gặp việc gì làm được thi làm. Phần bà chị cũng cố gắng làm lụng, nhưng một nách bảy đứa con đại thi làm được mấy nên Cảnh nhà thật thiểu não, quanh năm túng thiếu và mỗi ngày một nghèo ngặt them.

Một năm, trời làm rét quá, Giăng không có việc làm. Trong nhà không có lấy một mẩu bánh. Đúng y như thế. Không một mẫu bánh mà những bảy đứa trẻ thay.

Một buổi tối Chủ nhật, trong nhà lão Mô-be Y-da-bộ (Maubert Isabeau) chủ hàng bánh mì trước nhà thờ Pha-vơ-rôn đã dọn dẹp sắp đi ngủ. Chợt thấy có tiếng đập mạnh ở chỗ mặt ngoài cửa hàng có chăng lưới thép và lắp kính. Lão chạy ra và kịp thấy một cánh tay thò qua chỗ kính vỡ và dây thép đứt, đang vơ lấy một chiếc bánh và lôi ra ngoài. Lão vội chạy ra, tên ăn trộm sải chân chạy trốn; lão đuổi theo và tóm được. Tên trộm đã vứt bánh đi nhưng cánh tay có máu me đầm địa. Thi ra chính là Giăng Van-giăng.

Việc ấy xảy ra năm 1795. Giăng bị đưa ra toà truy tố về tội “ăn trộm ban đêm có phá cửa trong một nhà có người ở”. Anh lại có một khẩu súng săn và bắn rất giỏi, thỉnh thoảng vẫn đi bắn trộm chim chóc trong rừng. Điều ấy làm hại anh thêm. Đối với kẻ đi săn trộm chim muông, người ta vẫn có thành kiến là đúng, vì kẻ đi săn trộm cũng như người buôn lậu thì không xa bọn kẻ cướp là mấy. Có điều nhân tiện cũng nên nói rằng giữa hạng người này và bọn giết người cướp của đáng ghê tởm ở thành thị vẫn khác nhau một trời một vực. Kẻ săn trộm chim sống trong rừng, tay buôn hàng lậu sống ở trên núi hoặc dưới biển. Thành thị làm cho con người thổi tha, do đó, trở nên độc ác. Còn núi rừng, biển cả thì có tạo ra những con người man rợ, có phát triển phần hung dữ, nhưng không thủ tiêu phần nhân tính họ. Toà án tuyên bố Giăng Van-giăng có tội. Luật lệ đã rành rành ra đấy, không có cách gì khác. Trong xã hội văn minh của chúng ta có những giờ phút đáng sợ, là những lúc luật pháp tuyên án đầy người ta vào một cuộc trầm luân. Còn gì thê thảm bằng cái phút giây mà xã hội lánh xa và dứt khoát vứt bỏ một con người biết suy nghĩ! Giăng Van-giăng bị kết án năm năm khổ sai.

Ngày 22 tháng 4 năm 1796, người ta loan báo khắp Pa-ri tin chiến thắng Mông-tơ-nốt (Montenotte) của đạo quân đánh ở Ý. Thông điệp của Hội đồng Đốc chính gửi cho Viện Ngũ Bách" ngày 2 tháng hoa nở2 năm Cộng hoà thứ tư, gọi người tổng chỉ huy đạo quân ấy là Buy-ô-na-pác (Buonaparte).

Cùng ngày ấy, ở nhà ngục Bi-xết (Bicêtre), người ta đã xích trong một dây xích tù thật lớn, Giăng Van-giăng bị khoá vào dây xích đó. Một người lính canh ngục cũ, năm nay đã gần chín mươi tuổi, còn nhớ như in con người đáng thương ấy bị cảm vào cuối dây người thứ tư ở góc phía bắc sân nhà ngục. Anh ta ngồi bệt xuống đất như mọi người khác. Chừng như anh ta cũng không hiểu tình cánh mình ra làm sao nữa, chỉ biết là kinh khủng quá. Trong ý nghĩ lờ mờ của con người ù ù cạc cạc với tất cả mọi việc như anh, có lẽ anh cũng mang máng thấy rằng trong việc đó có cái gì quá đáng.

Trong khi người ta quai mạnh búa để tán chiếc định trên cái gông cổ phía sau gáy, anh khóc lên, nghẹn ngào không nói nên lời, chốc chốc mới thốt được một câu: “Tôi làm nghề xén cây ở Pha-vơ-rôn.”. Rồi anh vừa nức nở và giơ tay lên, hạ xuống bảy lần, mỗi lần mỗi hạ thấp hơn, trông như anh đang lần lượt sờ đầu bảy đứa trẻ lớn nhỏ khác nhau. Trông cử chỉ ấy, người ta đoán biết anh đã làm điều phi pháp gì đó cũng là vì miếng cơm manh áo của bảy đứa bé con.

Anh bị giải đi Tu-lông (Toulon). Hai mươi bảy ngày ròng rã trên một chiếc bò, xiềng xích luôn mang trên cổ. Đến Tu-lông, anh thay áo tù khổ sai. Cả quãng đời của anh trước đây đều bị xoá mờ, xoá mờ cả tên tuổi; anh không còn là Giăng Van-giăng nữa, anh là con số 24 601. Còn bà chị anh rồi ra sao? Bảy đứa bé rồi sao? Ai là người chăm lo cho cái gia đình ấy? Cái cây non đã cưa mất gốc, nắm lá sẽ thế nào?

Thì ra chuyện đời vẫn cứ thế. Những con người đáng thương ấy, những sinh linh của Chúa ấy, từ đây không nơi nương tựa, không kẻ dìu dắt, không chỗ trú chân, lang thang trôi dạt, rồi biết đâu sẽ không mỗi người mỗi ngả, dần dần vào cái đám sương mù lạnh lẽo đã chìm đắm bao nhiêu kiếp người cô đơn, cái cõi tối tăm thê lương đã làm mất bóng bao nhiêu cuộc đời bất hạnh trong bước đường âm u của nhân loại! Họ bỏ làng ra đi. Cái gác chuông ở nơi gọi là làng quê cũ quên họ đi. Cái bờ ruộng ở nơi gọi là cánh đồng làng quên họ đi. Sau vài ba năm trong tù, ngay cả Giăng Van-giăng cũng quên nốt họ đi. Vết thương trong lòng anh đã thành sẹo. Thế là hết. Trong cả thời gian ở Tu-lông, chỉ có mỗi một lần anh được nghe tin tức bà chị. Hình như là vào khoảng cuối năm thứ tư sau khi anh vào tù. Cũng không rõ tin tức ấy đã đưa đến bằng cách nào. Chỉ biết có người trước kia có quen anh ở quê nhà một lần có gặp bà chị. Bà ở Pa-ri, trong một xóm nghèo gần nhà thờ Xanh Xuyn-pít (Saint Sulpice), phố Gianh-đơ-rơ (Geindre). Bà chỉ còn đem theo có mỗi một đứa con, thằng con trai út. Còn sáu đứa kia hình như chính bà cũng không biết chúng ở đâu nữa. Sáng sáng, bà đến một xưởng in ở phố Xa-bô (Sabot), nhà số 3, làm việc gấp giấy và đóng sách. Mùa đông, trời chưa sáng, sáu giờ đã phải có mặt. Trong xưởng có một trường học. Đứa bé lên bảy, bà đem theo gửi học ở đấy. Có điệu, sáu giờ bà đã vào xưởng mà đến bảy giờ trường mới mở cửa, nên thắng bé phải chờ ngoài sân ngót giờ đồng hồ, phải, ngót giờ đồng hồ ngoài trời mùa đông trong lúc còn tối mịt. Người ta không muốn cho nó vào xưởng, bảo là làm vướng bận công việc. Thợ thuyền sáng sớm qua đó, thấy thằng bé ngồi xổm ngoài hè, ngủ gà ngủ gật, có khi thiếp đi trong xó tối, gập người trên chiếc giỏ mây. Gặp hôm trời mưa, bà cụ gác cổng thương hại, nhặt nó vào trong túp lều của bà. Trong lều độc có một cái phản, cái guồng quay sợi và hai cái ghế gỗ. Thằng bé ngủ lăn ra ở một xó nhà tay ôm con mèo cho đỡ rét. Đến bảy giờ, trường mở cửa, nó mới vào học.

Người ta nói với anh có bấy nhiêu. Nhưng lúc anh nghe mấy lời ấy, thì dường như trong phút giây, trong chớp mắt, có cánh cửa sổ nào bỗng dưng đã mở toang cho anh nhìn thoáng thấy cuộc đời của mấy người thân yêu, rồi sau đó lại khép lại. tối tăm, mù mịt. Từ đó, anh chẳng còn nghe tin tức gì về những người thân yêu ấy nữa. Mà cũng chẳng bao giờ anh thấy lại họ, chẳng bao giờ anh còn gặp họ. Ở những đoạn tiếp theo của câu chuyện thương tâm này, ta cũng không còn tìm thấy họ nữa.

Vào khoảng cuối cái năm thứ tư ấy thì đến lượt Giăng Van-giăng vượt ngục Ở chốn lao tù sầu thảm này, bọn đồng cảnh vẫn thường giúp đỡ nhau việc đó. Anh trốn ra được và lang thang hai ngày ngoài cánh đồng. Nếu tự do nghĩa là sau lưng thon thót, thấy cái gì cũng sợ, từ mái nhà toả khói, người đi qua đường, tiếng cho có người truy nã, lúc nào cũng phải ngoái cổ nhìn lại, hơi có tiếng động là giật mình sủa, tiếng ngựa phi, tiếng chuông đồng hồ, đến ban ngày vì ban ngày người ta nom rõ, ban đêm vì ban đêm không trông thấy gì, đên con đường lớn, cái lối mòn, đến bụi cây, giấc ngủ, cũng đều sợ tuổt thì hai ngày ấy, anh ta được tự do. Đến tối ngày thứ hai thì anh ta bị bắt lại, sau ba mươi sáu tiếng đồng hồ chẳng ăn chẳng ngủ Sau đó, toà án thuỷ quân phạt thêm ba năm khổ sai. Năm thứ sáu lại đến lượt được vượt ngục; anh nằm ngay cơ hội nhưng trốn không trót lọt. Điểm danh thấy thiều, người ta bản phát súng đại bác báo hiệu và đến đêm thì lính tuần tìm được trốn dưới chiếc vỏ tàu đang đóng dở. Lúc bị bắt, anh chống cự lại với lính coi ngục Thế là cái tội vừa vượt ngục vừa kháng cự kẻ thừa hành ấy, theo hình luật đặc biệt. phải xử giam thêm năm năm nữa, trong đó có hai năm phải đeo xiềng đội. Cộng là mười ba năm. Đến năm thứ mười lại đến lượt anh trốn nữa và anh cũng không lỡ cơ hội. Nhưng lần này cũng không may gì hơn. Lại ba năm nữa, thành mười sáu năm. Sau cùng hình như đến năm thứ mười ba, anh lại thử một lần chót nữa nhưn chỉ ra ngoài được bốn tiếng đồng hồ thì bị bắt lại. Ba năm nữa với bốn tiếng đồng hồ ấy. Cả thảy mười chín năm. Anh vào tù từ năm 1796 mà mãi đến tháng Mười năm 1815, anh mới được thả ra. Như thế chỉ vì anh đập một miếng kính và lấy một cái bánh mì.

Đến đây cần mở một dấu ngoặc. Trong khi xét về hinh luật và việc luật pháp đầy đoạ con người, lần thứ hai tác giả lại gặp một vụ trộm bánh mì xuất phát điểm của một kiếp trầm luân. Cơ-lốt Gơ (Claude Gueux) đã lấy trộm một chiếc bánh. Giảng Van-giăng cũng lấy trộm một chiếc bánh. Một thống kê tại Anh cho biết trong năm vụ trộm, có bốn vụ trực tiếp do đói mà ra.

Lúc vào tù, Giăng Van-giăng run sợ, khóc lóc, đến khi ra, anh thành người thân nhiên, trợ như đá. Lúc vào, lòng anh tuyệt vọng, nay ra, lòng anh đen tối. Cái gì đã xảy ra trong tâm hồn anh?

(V. Huy-gô, Những người khốn khổ, NXB Văn học, Hà Nội, 1999)

a) Nội dung chính của đoạn trích Giăng Van-giăng là gì?

b) Tìm và phân tích các chi tiết nói về không gian, thời gian. Những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?

c) Nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích là người như thế nào? Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn. Bút pháp tương phản được nhà văn sử dụng như thế nào qua nhân vật này?

d) Đoạn trích được trần thuật theo điểm nhìn nào? Tác dụng của điểm nhìn ấy là gì?

e) Nội dung đoạn trích cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội – văn hoá Pháp thời bấy giờ

Trả lời:

a) Nội dung chính của đoạn trích Giăng Van-giăng: giới thiệu về nhân vật trung tâm của bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ là Giăng Van-giăng (xuất thân tính cách, những nỗi thống khổ mà Giăng Van-giăng đã từng trải qua,...) để làm nổi bật chủ đề tư tưởng của truyện.

b) – Các chi tiết nói về không gian: nơi Giăng Van-giăng sinh ra và lớn lên (xứ Bờ-ri, Pha-vơ-rôn), nơi anh làm việc và nơi anh bị giam cầm,...

- Các chi tiết nói về thời gian: lúc Giăng Van-giăng còn nhỏ và khi lớn lên; năm 1795, khi Giăng bị đưa ra toà truy tố về tội ăn trộm, sự kiện chính trị xảy ra

năm 1796,...

Tất cả các chi tiết đó góp phần thể hiện hoàn cảnh và tính cách của Giăng Van-giăng: một người nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương, bị tù đày cũng chỉ vì “đập một miếng kính và lấy một cái bánh mì” để mang về cho các cháu đang đối khát. Anh khao khát được tự do nhưng không may mắn, bị tù khổ sai trong một thời gian rất dài.

c) – Nhân vật Giăng Van-giăng là người giàu tình yêu thương và trách nhiệm; chịu nhiều nỗi thống khổ (tù khổ sai). Tù đày đã làm thay đổi Giăng: “Lúc vào tù, Giăng Van-giăng run sợ, khóc lóc, đến khi ra, anh thành người thản nhiên, trợ như đá. Lúc vào, lòng anh tuyệt vọng, nay ra, lòng anh đen tối.”.

Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn: Nhà văn giới thiệu trực tiếp về nguồn gốc xuất thân của nhân vật; miêu tả và kể các sự kiện xảy ra trong cuộc đời nhân vật; để nhân vật thể hiện mình qua các hành động; bày tỏ cảm nghĩ về nhận vật. Đây là cách giới thiệu nhân vật mang tính truyền thống.

– Bút pháp tương phản được nhà văn sử dụng qua việc xây dựng nhân vật Giăng Van-giăng: tương phản giữa xã hội đầy những bất công, hoàn cảnh sống nghèo khổ

với tính cách của Giăng Van-giăng.

d) – Điểm nhìn của người kê chuyện (tác giả) và nhân vật (Giăng Van-giăng).

– Tác dụng: Tham khảo nội dung gợi ý về các truyện Chí Phèo (Nam Cao) và Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) ở trước.

e) Xã hội Pháp đang có những biến động dữ dội, vẫn có nhiều bất công ngang trái, pháp luật cứng nhắc (một người chỉ vì lấy trộm một chiếc bánh mi cho các cháu đang bị đói phải đi tù tổng cộng 19 năm).

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 3: Truyện hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: