Nếu một số chi tiết trong văn bản giúp bạn nhận biết và hình dung được không gian
Nếu một số chi tiết trong văn bản giúp bạn nhận biết và hình dung được không gian, thời gian diễn ra câu chuyện. Không gian, thời gian ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện hành động kịch và xung đột giữa Hăm-lét với vua Clô-đi-út (Claudius) và xã hội Đan Mạch đương thời?
Nếu một số chi tiết trong văn bản giúp bạn nhận biết và hình dung được không gian
Câu 2 trang 82 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nếu một số chi tiết trong văn bản giúp bạn nhận biết và hình dung được không gian, thời gian diễn ra câu chuyện. Không gian, thời gian ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện hành động kịch và xung đột giữa Hăm-lét với vua Clô-đi-út (Claudius) và xã hội Đan Mạch đương thời?
Trả lời:
Các chi tiết trong các lời thoại của nhân vật và các chỉ dẫn sân khấu:
Cảnh |
Qua lời thoại của nhân vật |
Qua lời chỉ dẫn sân khấu |
Cảnh IV |
- Trời rét thấu xương, rét quá! - Tôi nghĩ có lẽ là gần nửa đêm. - chuông vừa điểm 12 tiếng. - Vua thức suốt đêm nay để yến ẩm, nên mới có tiếng kèn, tiếng trống ẩm cả lên. |
Trên sân thượng: - Hăm-lét, Hô-ra-ti-ô và Mác-xen-lút ra. |
Cảnh V |
-....khắp đất nước Đan Mạch này đều bị lừa một cách trắng trợn mà cả tin lời thêu dệt đó... (hồn ma) -....Ít nhất, đó cũng là điều chắc chắn đã xảy ra trên đất nước Đan Mạch này. (Hăm-lét) |
- Ở một phía khác trên sân thượng. - Hồn ma và Hăm lét ra. |
- Từ một số chi tiết được liệt kê trong bảng trên, có thể hình dung câu chuyện, hành động kịch thuộc Cảnh IV và Cảnh V diễn ra trong bối cảnh như sau:
+ Không gian: Trên sân thượng một tòa lâu đài trong cung điện hoàng gia Đan Mạch; Hãm-lét gặp hồn ma cha chàng trên sân thượng tòa nhà, trong lúc Clô-đi-út đang say sưa yến tiệc mừng cho việc chiếm đoạt được ngôi vua và hoàng hậu tại cung điện.
+ Thời gian: 12 giờ đêm, một đêm mùa đông giá rét; khoảng một tháng sau khi vua cha của Hăm-lét qua đời một cách bí ẩn và đáng ngờ.
- Bối cảnh (không gian, thời gian) có tác dụng làm nổi bật sự đối lập giữa hai tuyến nhân vật: Tuyển Hãm-lét với nỗi buồn đau, sự cô đơn và khát khao tìm kiếm sự thật ghê gớm đang bị bưng bít; tuyến Clô-đi-út, triều đình với tội lỗi và sự ru ngủ xã hội Đan Mạch trong tăm tối, ô nhục.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 5: Đọc hay khác:
- Câu 1 trang 74 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tìm từ ngữ phù hợp (đã được sử dụng trong mục Tri thức Ngữ văn, Bài 5. Băn khoăn tìm lẽ sống) điền vào những chỗ trống để hoàn tất đoạn văn sau:
- Câu 2 trang 74 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Loại yếu tố nào sau đây không phải là biểu hiện của hành động bên ngoài trong văn bản kịch nói chung, văn bản bi kịch nói riêng?
- Câu 3 trang 75 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Dạng xung đột nào sau đây không phải là xung đột trong văn bản bi kịch?
- Câu 4 trang 75 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản trích từ tác phẩm Âm mưu và tình yêu trong sách giáo khoa (Bài 5. Băn khoăn tìm lẽ sống) thuộc thể loại bi kich?
- Câu 5 trang 75 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Qua một số văn bản hài kịch (đã học) trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 và văn bản bi kịch (đã học) trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Bài 5. Băn khoăn tìm lẽ sống), hãy chỉ ra sự khác nhau về xung đột trong tác phẩm bi kịch và tác phẩm hài kịch.
- Câu 1 trang 82 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tóm tắt nội dung câu chuyện trong văn bản. Cho biết cuộc trò chuyện với hồn ma đã đặt Hăm-lét vào một tình thế như thế nào và vì sao Hămlet buộc phải yêu cầu hai người bạn thân là Mác-xen-lút và Hộ-ra-ti-ô thề giữ kín về sự xuất hiện của hồn ma.
- Câu 3 trang 82 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số biểu hiện “hành động bên ngoài”, “hành động bên trong” của nhân vật Hăm-lét ở thời điểm trước và sau khi gặp hồn ma:
- Câu 4 trang 83 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo bạn, cuộc gặp gỡ, trò chuyện của Hăm-lét với hồn ma cha chàng trong văn bản trên có vai trò như thế nào trong việc thể hiện xung đột giữa Hăm-lét với vua Clô-đi-út và xã hội Đan Mạch đương thời?
- Câu 5 trang 83 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại trong văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản trên thuộc về thể loại bi kịch.