Qua một số văn bản hài kịch hãy chỉ ra sự khác nhau về xung đột trong tác phẩm bi kịch và tác phẩm hài kịch
Qua một số văn bản hài kịch (đã học) trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 và văn bản bi kịch (đã học) trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Bài 5. Băn khoăn tìm lẽ sống), hãy chỉ ra sự khác nhau về xung đột trong tác phẩm bi kịch và tác phẩm hài kịch.
Qua một số văn bản hài kịch hãy chỉ ra sự khác nhau về xung đột trong tác phẩm bi kịch và tác phẩm hài kịch
Câu 5 trang 75 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Qua một số văn bản hài kịch (đã học) trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 và văn bản bi kịch (đã học) trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Bài 5. Băn khoăn tìm lẽ sống), hãy chỉ ra sự khác nhau về xung đột trong tác phẩm bi kịch và tác phẩm hài kịch.
Trả lời:
Yếu tố |
Hài kịch |
Bị kịch |
Xung đột |
- Đối tượng thể hiện của hài kịch là cái xấu, cái không có giá trị, không có nội dung, nhưng luôn tỏ ra là có nội dung, có giá trị.
|
- Bi kịch phản ánh những mâu thuẫn, xung đột căng thẳng không thể giải quyết trong đời sống hiện thực, vì thế được kết thúc bằng sự thảm bại, hoặc cái chết của nhân vật.
|
Nhân vật |
- Các tính cách, hành động và tình huống được trình bày trong hài kịch dưới hình thức cười cợt hoặc thấm đậm chất hài. Ở các nhân vật hài kịch, phẩm chất bên trong không tương xứng với vị trí, thân phận của nó, và do vậy nó đáng là nạn nhân của tiếng cười. Hài kịch tạo ra tiếng cười hả hê, sảng khoái, thể hiện thái độ châm biếm, đả kích, vạch trần cái xấu, cái què quặt, méo mó của nhân cách hoặc hoàn cảnh xã hội để góp phần hoàn thiện con người và đời sống. Hài kịch sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật như nói mỉa, chơi chữ, phóng đại, tăng cấp, tương phản, đối lập... Phạm vi của hài kịch rất rộng, từ châm biếm chính trị đến hài hước vui nhộn nhẹ nhàng. Dựa vào nội dung, hài kịch có thể chia thành hai thể nhỏ: hài kịch tình huống và hài kịch tính cách. |
- Nhân vật của bi kịch bao giờ cũng là con người lương thiện, dũng cảm, anh hùng, cao thượng, đấu tranh vì mục đích tốt đẹp, vì lí tưởng cao quý, nhưng điều kiện khách quan chưa cho phép thực hiện. Cái chết hoặc sự thảm bại của nhân vật mang lại cho độc giả và khán giả sự thanh lọc tâm hồn. |
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 5: Đọc hay khác:
- Câu 1 trang 74 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tìm từ ngữ phù hợp (đã được sử dụng trong mục Tri thức Ngữ văn, Bài 5. Băn khoăn tìm lẽ sống) điền vào những chỗ trống để hoàn tất đoạn văn sau:
- Câu 2 trang 74 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Loại yếu tố nào sau đây không phải là biểu hiện của hành động bên ngoài trong văn bản kịch nói chung, văn bản bi kịch nói riêng?
- Câu 3 trang 75 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Dạng xung đột nào sau đây không phải là xung đột trong văn bản bi kịch?
- Câu 4 trang 75 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản trích từ tác phẩm Âm mưu và tình yêu trong sách giáo khoa (Bài 5. Băn khoăn tìm lẽ sống) thuộc thể loại bi kich?
- Câu 1 trang 82 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tóm tắt nội dung câu chuyện trong văn bản. Cho biết cuộc trò chuyện với hồn ma đã đặt Hăm-lét vào một tình thế như thế nào và vì sao Hămlet buộc phải yêu cầu hai người bạn thân là Mác-xen-lút và Hộ-ra-ti-ô thề giữ kín về sự xuất hiện của hồn ma.
- Câu 2 trang 82 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nếu một số chi tiết trong văn bản giúp bạn nhận biết và hình dung được không gian, thời gian diễn ra câu chuyện. Không gian, thời gian ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện hành động kịch và xung đột giữa Hăm-lét với vua Clô-đi-út (Claudius) và xã hội Đan Mạch đương thời?
- Câu 3 trang 82 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số biểu hiện “hành động bên ngoài”, “hành động bên trong” của nhân vật Hăm-lét ở thời điểm trước và sau khi gặp hồn ma:
- Câu 4 trang 83 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo bạn, cuộc gặp gỡ, trò chuyện của Hăm-lét với hồn ma cha chàng trong văn bản trên có vai trò như thế nào trong việc thể hiện xung đột giữa Hăm-lét với vua Clô-đi-út và xã hội Đan Mạch đương thời?
- Câu 5 trang 83 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại trong văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản trên thuộc về thể loại bi kịch.