SBT Ngữ văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 33, 34 - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 33, 34 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 33, 34 - Cánh diều
Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn. Hắn thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị:
- Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?
Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế cũng không có gì là xấu. Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị:
- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.
Thị lườm hẳn. Một người thật xấu khi yêu cũng lườm. Hắn thích chí, khanh khách cười. Lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật hiền. Thị Nở lấy làm bằng lòng lắm. Bây giờ thì mấy bát cháo ý chừng đã ngẩm. Hắn thấy lòng rất vui.
(Nam Cao)
Trả lời:
Đoạn văn có một số từ ngữ thể hiện các tín hiệu cơ thể của nhân vật “hắn” (Chí Phèo) và “thị Nở”. Đối với Chí Phèo, đó là các tín hiệu của ánh mắt, vẻ mặt và tiếng cười, thể hiện diễn biến tâm trạng từ chỗ băn khoăn, hoài nghi về tình cảm của thị Nở đến chỗ vui vẻ, hạnh phúc khi được người đàn bà ấy tiếp nhận tình cảm của mình. Đối với thị Nở, đó là các tín hiệu của ánh mắt, nụ cười, thể hiện tâm trạng lâng lâng hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu.
Loại phương tiện |
Phương tiện cụ thể |
Tín hiệu của cơ thể |
***** |
Tín hiệu hình khối |
***** |
Tín hiệu âm thanh |
***** |
Trả lời:
Loại phương tiện |
Phương tiện cụ thể |
Tín hiệu của cơ thể |
ánh mắt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ,... |
Tín hiệu hình khối |
kí hiệu, công thức, biển báo, đồ thị, hình vẽ, tranh, ảnh, màu sắc, các kĩ thuật in ấn,... |
Tín hiệu âm thanh |
tiếng kêu, tiếng gõ, tiếng nhạc,... |
QUÂN KHỞI LOẠN: Đây rồi! Vũ Như Tô! Lũ cung nữ!
NGÔ HẠCH: Quân bay, vào bắt lũ cung nữ trước.
CUNG NỮ (quỳ xuống): Trăm lạy tướng quân, trăm lạy tướng quân.
NGÔ HẠCH: Ta vâng tướng lệnh vào bắt các ngươi.
KIM PHƯỢNG (quỳ xuống): Chị em chúng tôi không có tội gì. Xin tướng quân sinh phúc. (Đan Thiềm bĩu môi thở dài). Kẻ hay xúc xiểm vua là ả kia (chỉ Đan Thiềm). Chính nó mê hoặc vua. Chính nó dan díu với Vũ Như Tô, làm uế nơi cung cấm, chính nó là thủ phạm.
CUNG NỮ: Chính nó là thủ phạm.
ĐAN THIỀM: Lũ yêu quái không được đặt để nên nhời, tướng quân nên thấu cho. Tôi không sợ chết, nguyện xin được chết. Nhưng tôi không phải là con người bất chính, tôi nói thế không hổ với quỷ thần hai vai, không hổ với thanh thiên bạch nhật.
CUNG NỮ: Chính con Đan Thiềm là thủ phạm. (Nhìn lẳng lơ, bọn quân sĩ như bị quyến rũ).
(Nguyễn Huy Tưởng)
Trả lời:
Các chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích: quỳ xuống, chỉ Đan Thiềm, Đan Thiềm bĩu môi thở dài, nhìn lẳng lơ, bọn quân sĩ như bị quyến rũ.
- Các chỉ dẫn sân khấu cũng là những chỉ dẫn miêu tả điệu bộ, cử chỉ – phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ – của nhân vật kịch. Trong đoạn trích, các chỉ dẫn sân khấu tập trung miêu tả cử chỉ của các cung nữ và nhân vật Đan Thiềm. Đó là các cử chỉ đối lập nhau khi cùng đối mặt với quân khởi loạn. Cung nữ thì quỵ luỵ và mồi chài quân khởi loạn, đổ mọi tội lỗi lên Đan Thiềm. Còn Đan Thiềm thì giữ vững sự tôn nghiêm, chính trực của bản thân, thể hiện sự khinh thường đối với đám cung nữ
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là hai hình thức giao tiếp quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi hình thức có những đặc điểm riêng biệt, phù hợp với các tình huống và mục đích giao tiếp khác nhau.
|
Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng |
Các yếu tố phụ trợ |
Đặc điểm chủ yếu về từ và câu |
Ngôn ngữ nói |
Người nói và viết trực tiếp giao tiếp trong hoàn cảnh nhất định |
Cử chỉ, điệu bộ. hành vi, nét mặt,… |
Từ ngữ thông dụng, dễ nói, dễ diễn đạt |
Ngôn ngữ viết |
Hoàn cảnh giao tiếp gián tiếp. Không hạn chế về không gian, thời gian |
Không có yếu tố phụ trợ kèm theo, chỉ có dấu câu |
Sử dụng từ ngữ chọn lọc, có tính thẩm mĩ, khoa học |
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 9: Văn bản thông tin tổng hợp hay khác: