Việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu được thực hiện như thế nào trong đoạn văn sau


Việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu được thực hiện như thế nào trong đoạn văn sau:

Việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu được thực hiện như thế nào trong đoạn văn sau

Câu 3 trang 51 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu được thực hiện như thế nào trong đoạn văn sau:

Từ những năm 80 (của thế kỉ XX) cho đến nay, ở nước ta, xuất hiện ngày càng nhiều bài chuyên khảo (hoặc những trang sách) đề cập đến cấp độ (yếu tố) này hoặc cấp độ kia của thi pháp. Ở cấp độ ngôn ngữ, Nguyễn Phan Cảnh (1987) khảo sát phương thức tổ chức ngôn ngữ của ca dao; Bùi Mạnh Nhị (1984) quan tâm đến “một số đặc điểm ngôn ngữ của ca dao dân ca Nam Bộ”, Vũ Tổ Hảo (1986) “tìm hiểu một số trường hợp dùng chữ Hán và điển tích trong ca dao dân ca”; Mai Ngọc Chừ (1991) bàn về đặc điểm thơ và tính chất khẩu ngữ của ngôn ngữ ca dao.

(Nguyễn Xuân Kính, Thi pháp ca dao, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006)

Trả lời:

Sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong đoạn văn thể hiện ở hai dấu hiệu: tóm tắt luận điểm nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Phan Cảnh, Mai Ngọc Chữ theo dạng gián tiếp; dẫn trực tiếp các từ ngữ của các tác giả Bùi Mạnh Nhị, Vũ Tố Hảo.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 51, 52 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: