SBT Ngữ văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 51, 52 - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 51, 52 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 51, 52 - Cánh diều

Câu 1 trang 51 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Bài tập 2, SGK) Việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện như thế nào trong văn bản đọc hiểu Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người (Hoàng Ngọc Hiến)?

Trả lời:

- Tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã trích dẫn trung thực các ý tưởng, lời văn của một số tác giả và tác phẩm khác như: Mai-a-cốp-xki, Bi-ê-lin-xki, Se-ne-ca, Truyện Kiều để làm rõ hơn vai trò của văn học đối với việc xây dựng nhân cách văn hoá con người.

Câu 2 trang 51 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Bài tập 3, SGK) Ngày nay, việc học sinh, sinh viên sao chép (photocopy) sách để phục vụ học tập và nghiên cứu ngày càng phổ biến. Theo em, việc làm này trong trường hợp nào vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ và trong trường hợp nào được Luật cho phép?

Trả lời:

Luật Sở hữu trí tuệ (ban hành năm 2005, sửa đổi bổ sung bởi các Luật sửa đổi vào năm 2009, 2019 và 2022) quy định các trường hợp không xâm phạm quyền tác giả như sau:

 “Điều 25. Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:

a) Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép;

b) Sao chép hợp lí một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại.

c) Sử dụng hợp lí tác phẩm để minh hoạ trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy. Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiện phải có các biện pháp kĩ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này; [...]”.

Câu 3 trang 51 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu được thực hiện như thế nào trong đoạn văn sau:

Từ những năm 80 (của thế kỉ XX) cho đến nay, ở nước ta, xuất hiện ngày càng nhiều bài chuyên khảo (hoặc những trang sách) đề cập đến cấp độ (yếu tố) này hoặc cấp độ kia của thi pháp. Ở cấp độ ngôn ngữ, Nguyễn Phan Cảnh (1987) khảo sát phương thức tổ chức ngôn ngữ của ca dao; Bùi Mạnh Nhị (1984) quan tâm đến “một số đặc điểm ngôn ngữ của ca dao dân ca Nam Bộ”, Vũ Tổ Hảo (1986) “tìm hiểu một số trường hợp dùng chữ Hán và điển tích trong ca dao dân ca”; Mai Ngọc Chừ (1991) bàn về đặc điểm thơ và tính chất khẩu ngữ của ngôn ngữ ca dao.

(Nguyễn Xuân Kính, Thi pháp ca dao, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006)

Trả lời:

Sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong đoạn văn thể hiện ở hai dấu hiệu: tóm tắt luận điểm nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Phan Cảnh, Mai Ngọc Chữ theo dạng gián tiếp; dẫn trực tiếp các từ ngữ của các tác giả Bùi Mạnh Nhị, Vũ Tố Hảo.

Câu 4 trang 52 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Viết một đoạn văn trình bày quan điểm của em về tác hại của việc không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu.

Trả lời:

“Việc không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu gây ra nhiều hệ quả đáng lo ngại. Trước tiên, điều này đồng nghĩa với việc vi phạm quyền lợi của người sáng tạo và sở hữu trí tuệ, gây tổn hại đáng kể đến động lực và khả năng sáng tạo của họ. Khi không công nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, người ta dễ bị đánh cắp ý tưởng và công trình nghiên cứu của mình mà không được công nhận hoặc thậm chí bị người khác lợi dụng. Thứ hai, việc không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ cản trở quá trình tiến bộ của học tập và nghiên cứu. Khi không có khung pháp lí và quy tắc rõ ràng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, người ta đặt một ngưỡng cao về rủi ro lãng phí công sức và tài nguyên khi công bố công trình nghiên cứu, Thiếu tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ có thể dẫn đến sự đình trệ trong việc chia sẻ và phát triển kiến thức, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cả xã hội và cá nhân. Cuối cùng, không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ cản trở việc xây dựng một môi trường học tập và nghiên cứu công bằng và đáng tin cậy”.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 5: Văn nghị luận hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: