Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn về thể loại văn tế, hãy chỉ ra và phân tích một số đặc điểm của thể loại này về lời văn
Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn về thể loại văn tế, hãy chỉ ra và phân tích một số đặc điểm của thể loại này về lời văn, về từ ngữ trong bài
Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn về thể loại văn tế, hãy chỉ ra và phân tích một số đặc điểm của thể loại này về lời văn
Câu 4 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn về thể loại văn tế, hãy chỉ ra và phân tích một số đặc điểm của thể loại này về lời văn, về từ ngữ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Trả lời:
Một số đặc điểm của thể loại văn tế về lời văn, về từ ngữ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
- Đặc điểm chung về lời văn, về ngôn ngữ của thể loại văn tế như phần Kiến thức ngữ văn đã nêu: Văn tế có thể được viết bằng văn xuôi cổ, có đối, văn vần, có khi được viết theo thể tự do nhưng phần nhiều văn tế phỏng theo thể phú Đường luật Văn tế thường sử dụng nhiều thán từ, những từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
- Đặc điểm của thể loại văn tế về lời văn, về từ ngữ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
+ Về lời văn: phỏng theo thể phú Đường luật, sử dụng câu văn biền ngẫu. Tất cả các câu văn đều có nghệ thuật tiểu đối (đối trong một câu). Tác dụng của biện pháp nghệ thuật tiểu đối, hoặc là làm nổi bật ý khi đối tương phản (“Súng giặc đất rên; lòng dân trời tỏ”, “Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.”), hoặc làm nổi bật ý lúc đối tương đồng (“Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”, “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.”). Nhịp điệu câu văn trầm lắng thể hiện dòng cảm xúc, khi kéo dài như lời than: “Chùa Tông Thạnh năm cạnh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng răm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.”, lúc đứt đoạn như những tiếng nấc nghẹn ngào: “Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều. Não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.”.
+ Về từ ngữ: sử dụng nhiều thán từ, thể hiện tình cảm thương tiếc, xót đau (Hồi ơi!, Khá thương thay, Ôi thôi thôi!, Ôi!, Hỡi ôi thương thay!), từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm: những hình ảnh chân thực về người nông dân nghĩa sĩ (“Ngoài cật có một manh áo vải”, “trong tay cầm một ngọn tầm vông; ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”), về những người mẹ mất con, nười vợ mất chồng (“Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều.”, “Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”).
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hay khác:
- Câu 1 trang 42 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Câu hỏi 1, SGK) Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn, hãy xác định bố nêu ý chính trong các phần của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Câu 2 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Khi kẻ thù xâm phạm đất nước, người nông dân bình thường, giản dị đã có sự chuyển biến thế nào để trở thành người nông dân nghĩa sĩ?
- Câu 3 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào? Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có bi luỵ không? Vì sao?
- Câu 5 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại. Theo em, điều đó thể hiện ở những điểm nào?
- Câu 6 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Chọn phân tích một biểu hiện của chất Nam Bộ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.