Chọn phân tích một biểu hiện của chất Nam Bộ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Chọn phân tích một biểu hiện của chất Nam Bộ trong bài
Chọn phân tích một biểu hiện của chất Nam Bộ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Câu 6 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Chọn phân tích một biểu hiện của chất Nam Bộ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Trả lời:
Chất Nam Bộ qua hình tượng người nông dân nghĩa sĩ:
- Công việc đồng áng “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khớ” và vũ khí thô sơ trong “trận nghĩa đánh Tây” mang đặc điểm của người nông dân Nam Bộ (“chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”, “manh áo vải”, “ngọn tâm vông”, “lưỡi dao phay”).
- Tính cách người nông dân Nam Bộ: cương trực, khảng khái, mạnh mẽ:
+ Lòng căm thù không đội trời chung với giặc: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”, “chia rượu lạt, gặm bánh mì nghe càng thêm hổ”,....
+ Tinh thần chiến đấu hăng hái: tự nguyện, sẵn sàng xả thân vì nước (“nào đợi ai đòi, ai bắt”, “chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi”), hành động mạnh mẽ, quyết liệt (“đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”, “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”),...
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hay khác:
- Câu 1 trang 42 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Câu hỏi 1, SGK) Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn, hãy xác định bố nêu ý chính trong các phần của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Câu 2 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Khi kẻ thù xâm phạm đất nước, người nông dân bình thường, giản dị đã có sự chuyển biến thế nào để trở thành người nông dân nghĩa sĩ?
- Câu 3 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào? Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có bi luỵ không? Vì sao?
- Câu 4 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn về thể loại văn tế, hãy chỉ ra và phân tích một số đặc điểm của thể loại này về lời văn, về từ ngữ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Câu 5 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại. Theo em, điều đó thể hiện ở những điểm nào?