Từ giọt đã được sử dụng với ý nghĩa như thế nào trong các đoạn thơ sau
Từ “giọt” đã được sử dụng với ý nghĩa như thế nào trong các đoạn thơ sau?
Từ giọt đã được sử dụng với ý nghĩa như thế nào trong các đoạn thơ sau
Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Từ “giọt” đã được sử dụng với ý nghĩa như thế nào trong các đoạn thơ sau?
a. Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
(Xuân Diệu, Nguyệt cầm)
b. Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
c. Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
(Tạ Hữu Yến, Đất nước)
Trả lời:
Cả ba đoạn thơ đều dùng từ “giọt”, một từ thường dùng để chỉ ấn tượng thị giác (từ “giọt” vốn dùng để chỉ “một lượng rất nhỏ chất lỏng”), để miêu tả ấn tượng thính giác, giúp người đọc hình dung âm thanh đó có độ tròn, dày, trong, vang, ngắt từng tiếng một, giống như sự tròn trịa, trong suốt, lấp lánh và đơn lẻ của giọt nước.
a. Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân: gợi tả tiếng đàn chầm chậm buông xuống rồi tan ra, vang vọng trong không gian như giọt lệ.
b. Từng giọt long lanh rơi: gợi tả tiếng chim trong trẻo, thánh thót, nhẹ nhàng như giọt nước.
c. Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu: gợi lên âm thanh tiếng đàn thánh thót, ngân vang, kéo dài như hình ảnh đất nước.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 6 Tiếng Việt trang 6, 7 hay khác:
- Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chúng ta cần làm gì để giữ gìn và phát triển tiếng Việt?
- Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Trong lĩnh vực du lịch, chúng ta thường bắt gặp những từ ngữ tiếng nước ngoài như: homestay, farmstay, trekking,... Việc sử dụng những từ ngữ tiếng nước ngoài này trong giao tiếp có ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hay không? Vì sao?
- Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chỉ ra sự độc đáo trong cách kết hợp từ ngữ ở các đoạn thơ sau: