SBT Ngữ văn 12 Bài 6 Tiếng Việt trang 6, 7 - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 6 Tiếng Việt trang 6, 7 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Bài 6 Tiếng Việt trang 6, 7 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chúng ta cần làm gì để giữ gìn và phát triển tiếng Việt?
a. Tuân thủ những chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt, đồng thời tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố mới (từ ngữ mới, nghĩa mới của từ ngữ).
b. Sử dụng nhiều từ Hán Việt để tăng tính mẫu mực, tao nhã cho văn bản.
c. Sử dụng nhiều từ thuần Việt để tăng tính hiện đại, đời thường cho văn bản.
d. Bảo đảm quy cách trình bày rõ ràng, thuần nhất, đúng chính tả và ngữ pháp tiếng Việt.
Trả lời:
Chọn đáp án: a. Tuân thủ những chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt, đồng thời tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố mới (từ ngữ mới, nghĩa mới của từ ngữ).
Trả lời:
Học sinh đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này. Cần lưu ý đây là các từ ngữ chưa có từ ngữ tiếng Việt tương đương (chúng ta sẽ phải dùng một cụm từ dài để giải thích các khái niệm này), vì vậy, việc tiếp nhận những yếu tố mới có thể giúp diễn tả chính xác những khái niệm mới. Ngoài ra, cần phân biệt trường hợp này với trường hợp trộn lẫn tiếng Việt và tiếng nước ngoài khi nói viết và trường hợp sử dụng các từ ngữ tiếng nước ngoài khi đã có từ ngữ tiếng Việt tương đương.
a. Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
(Xuân Diệu, Nguyệt cầm)
b. Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
c. Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
(Tạ Hữu Yến, Đất nước)
Trả lời:
Cả ba đoạn thơ đều dùng từ “giọt”, một từ thường dùng để chỉ ấn tượng thị giác (từ “giọt” vốn dùng để chỉ “một lượng rất nhỏ chất lỏng”), để miêu tả ấn tượng thính giác, giúp người đọc hình dung âm thanh đó có độ tròn, dày, trong, vang, ngắt từng tiếng một, giống như sự tròn trịa, trong suốt, lấp lánh và đơn lẻ của giọt nước.
a. Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân: gợi tả tiếng đàn chầm chậm buông xuống rồi tan ra, vang vọng trong không gian như giọt lệ.
b. Từng giọt long lanh rơi: gợi tả tiếng chim trong trẻo, thánh thót, nhẹ nhàng như giọt nước.
c. Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu: gợi lên âm thanh tiếng đàn thánh thót, ngân vang, kéo dài như hình ảnh đất nước.
Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chỉ ra sự độc đáo trong cách kết hợp từ ngữ ở các đoạn thơ sau:
a. Rút sợi thương
Chằm mái lợp
Rút sợi nhớ
Đan vòm xanh
Nghiêng sườn đông
Che mưa anh
Nghiêng sườn tây
Xoà bóng mát
(Thuý Bắc, Gửi...)
b. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
(Nguyễn Khoa Điềm, Mẹ và quả)
Trả lời:
a. Trong đoạn thơ này, tác giả đã kết hợp những động từ chỉ tình cảm, cảm xúc thương, nhớ với từ sợi (vốn là từ thường dùng để chỉ những vật dài, nhỏ, mảnh như “sợi dây”, “sợi tóc”,...) tạo nên cách diễn đạt độc đáo, giàu tính tạo hình “sợi thương”, “sợi nhớ”, và do đó, những “sợi thương”, “sợi nhớ” có thể rút, chằm, đan được. Những cách kết hợp từ đặc biệt này gây ấn tượng mạnh với người đọc, giúp người đọc hình dung về tình yêu tha thiết, chân thành của cô gái và mong ước bảo vệ, che chắn cho người mình yêu.
b. Động từ lớn thường chỉ kết hợp với từ chỉ chiều hướng lên nhưng ở đây tác giả lại kết hợp với xuống. Kết hợp từ “lớn xuống” vừa có thể miêu tả chính xác sự thấp dần xuống của bí bầu, vừa có thể đặt trong sự đối sánh với kết hợp từ “lớn lên” ở dòng thơ trên, từ đó, khắc hoạ bàn tay gieo trồng, nuôi dưỡng sự sống, gián tiếp đặc tả hình ảnh đẹp đẽ, nhân hậu, đầy yêu thương và chăm sóc của người mẹ.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 6: Trong thế giới của giấc mơ (Thơ) hay khác: