Chỉ ra sự độc đáo trong cách kết hợp từ ngữ ở các đoạn thơ sau
Chỉ ra sự độc đáo trong cách kết hợp từ ngữ ở các đoạn thơ sau:
Chỉ ra sự độc đáo trong cách kết hợp từ ngữ ở các đoạn thơ sau
Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chỉ ra sự độc đáo trong cách kết hợp từ ngữ ở các đoạn thơ sau:
a. Rút sợi thương
Chằm mái lợp
Rút sợi nhớ
Đan vòm xanh
Nghiêng sườn đông
Che mưa anh
Nghiêng sườn tây
Xoà bóng mát
(Thuý Bắc, Gửi...)
b. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
(Nguyễn Khoa Điềm, Mẹ và quả)
Trả lời:
a. Trong đoạn thơ này, tác giả đã kết hợp những động từ chỉ tình cảm, cảm xúc thương, nhớ với từ sợi (vốn là từ thường dùng để chỉ những vật dài, nhỏ, mảnh như “sợi dây”, “sợi tóc”,...) tạo nên cách diễn đạt độc đáo, giàu tính tạo hình “sợi thương”, “sợi nhớ”, và do đó, những “sợi thương”, “sợi nhớ” có thể rút, chằm, đan được. Những cách kết hợp từ đặc biệt này gây ấn tượng mạnh với người đọc, giúp người đọc hình dung về tình yêu tha thiết, chân thành của cô gái và mong ước bảo vệ, che chắn cho người mình yêu.
b. Động từ lớn thường chỉ kết hợp với từ chỉ chiều hướng lên nhưng ở đây tác giả lại kết hợp với xuống. Kết hợp từ “lớn xuống” vừa có thể miêu tả chính xác sự thấp dần xuống của bí bầu, vừa có thể đặt trong sự đối sánh với kết hợp từ “lớn lên” ở dòng thơ trên, từ đó, khắc hoạ bàn tay gieo trồng, nuôi dưỡng sự sống, gián tiếp đặc tả hình ảnh đẹp đẽ, nhân hậu, đầy yêu thương và chăm sóc của người mẹ.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 6 Tiếng Việt trang 6, 7 hay khác:
- Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chúng ta cần làm gì để giữ gìn và phát triển tiếng Việt?
- Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Trong lĩnh vực du lịch, chúng ta thường bắt gặp những từ ngữ tiếng nước ngoài như: homestay, farmstay, trekking,... Việc sử dụng những từ ngữ tiếng nước ngoài này trong giao tiếp có ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hay không? Vì sao?
- Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Từ “giọt” đã được sử dụng với ý nghĩa như thế nào trong các đoạn thơ sau?