SBT Ngữ văn 12 Bài 9 Nói và nghe trang 73 - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 9 Nói và nghe trang 73 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Bài 9 Nói và nghe trang 73 - Chân trời sáng tạo
Trả lời:
Bài trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội là kiểu bài nói trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội dựa trên những bằng chứng đã thu thập từ quá trình khảo sát thực tế, thu thập, phân tích dữ liệu và thực nghiệm những giải pháp mà người nghiên cứu đề xuất.
Trả lời:
Trong vai trò người nghe bài báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội, bạn cần:
- Tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu sẽ được báo cáo.
- Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép nội dung bài báo cáo kết quả nghiên cứu.
- Xác định những vấn đề muốn tìm hiểu thêm về kết quả nghiên cứu.
- Tập trung lắng nghe, tìm kiếm những dấu hiệu ngôn ngữ để nắm bắt nội dung của bài báo cáo.
- Ghi chép tóm tắt nội dung của bài báo cáo và những câu hỏi về những vấn đề còn chưa rõ liên quan đến cơ sở lí thuyết, kết quả nghiên cứu,...
- Nhận xét, đánh giá bài báo cáo kết quả nghiên cứu của bạn.
Câu 3 trang 73 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Thực hiện đề bài sau:
Tình huống: Bài nghiên cứu của nhóm bạn được chọn dự thi vòng chung kết cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp thành phố dành cho học sinh trung học. Ban tổ chức yêu cầu mỗi nhóm trình bày tóm tắt bài nghiên cứu của mình.
Nhiệm vụ: Hãy chuẩn bị bài trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội để trình bày ở buổi thi.
Trả lời:
Bước 1: Chuẩn bị nói
- Đề tài của bài nói cùng một đề tài với bài viết.
- Xác định các thành tố giao tiếp liên quan đến bài nói bằng cách tự trả lời câu hỏi: Mục đích nói là gì? Người nghe là ai? Bài nói sẽ được trình bày trong không gian nào? Thời gian bao lâu? Từ đó, chọn cách nói phù hợp, hiệu quả.
- Tìm ý, lập dàn ý: Trong trường hợp đề tài bài nói cũng là đề tài bài viết, bạn chuyển nội dung bài viết thành dàn ý của bài trình bày theo hướng dẫn trong SGK Ngữ văn 12, tập hai.
- Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ phù hợp.
- Dự kiến những vấn đề mà người nghe có thể phản biện và dự kiến câu trả lời.
- Đối chiếu dàn ý của bài nói với Bảng kiểm kí năng trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội trong SGK Ngữ văn 12, tập hai để luyện tập.
Bước 2: Trình bày bài nói
Khi trình bày, cần tự tin, có sự tương tác tích cực với người nghe và bám sát nội dung bài nói đã chuẩn bị.
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
Sử dụng Bảng kiểm kĩ năng trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học và một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội trong SGK Ngữ văn 12, tập hai để tự đánh giá bài nói của bản thân và bài trình bày của các bạn cùng dự thi.
* Bài mẫu tham khảo:
Chào thầy/cô và các bạn. Mình tên là Nguyễn Văn A, hôm nay mình xin được phép đại diện nhóm 1 trình bày về kết quả nghiên cứu của nhóm. Báo cáo nghiên cứu về vấn đề tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh trường .
Tóm tắt:
Hiện nay, mạng xã hội trở thành một phương tiện phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Sư phát triển của mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của toàn xã hội, trong đó bao gồm cả học sinh. Qua mạng xã hội, các em tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, xong chưa có tính chọn lọc. Điều này dẫn đến một bộ phận học sinh hiểu sai, không đúng về một vấn đề nào đó. Việc nghiên cứu đề tài này, giúp chúng em có cái nhìn khách quan, toàn diện về nhiều khía cạnh để từ đó tìm kiếm những giải pháp phù hợp giúp học sinh tránh xa được các tác động xấu của mạng xã hội....
1. Đặt vấn đề
1.1. Mục đích
- Tìm hiểu về lượng thời gian sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.
- Tìm hiểu về mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.
- Tìm hiểu về những tác động tích cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh.
- Tìm hiểu về những tác động tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh.
1.2. Nhiệm vụ
- Mô tả thực trạng sử dụng Facebook của học sinh (mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, thời điểm sử dụng, tần suất sử dụng, phương tiện truy cập,…)
- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập của học sinh.
- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến đời sống của học sinh (các quan hệ xã hội).
1.3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh.
Phạm vi nghiên cứu: 560 học sinh.
Thời gian: Tháng 11 – Tháng 12 năm 2012.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
Phương pháp đối chiếu so sánh
Phương pháp tổng hợp, hệ thống
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Vai trò, vị trí của mạng Facebook trong đời sống con người.
Facebook thật sự đã mang lại cho chúng tôi nhiều trải nghiệm thú vị và hứng thú. Facebook là nơi chúng tôi có thể chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh, tán gẫu cùng bạn bè và tham gia vào các ứng dụng giải trí. Vì thế, chúng tôi dành khá nhiều thời gian truy cập Facebook mỗi khi mở chiếc máy tính của mình. Nhiều lúc, chúng tôi cảm giác khó chịu khi đường truyền internet chặn Facebook vì một lý do nào đó. Qua đó, chúng tôi hiểu rằng, bản thân chúng tôi ít nhiều bị sự thu hút từ mạng xã hội Facebook làm tác động và một số bạn khác cũng như vậy.
Vì thế, với tư cách là những cá nhân trực tiếp tham gia và đồng thời cũng là học sinh, chúng tôi xin nghiên cứu vấn đề này để hiểu rõ hơn về mạng xã hội Facebook mà chúng tôi đang sử dụng, tìm hiểu những tác động tích cực, tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh để từ đó điều chỉnh cách sử dụng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao các tác động tích cực đối với học sinh.
2.2 Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh
Kết quả khảo sát cũng đã phản ánh tỉ lệ cao học sinh tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook và hầu như bất kì một bạn nào cũng có riêng ít nhất 1 tài khoản Facebook để tham gia chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh và giao lưu kết bạn. Về mức độ thời gian tham gia sử dụng Facebook thì đa số các bạn đã sử dụng Facebook trên 1 năm (481/541 bạn, chiếm 88,9%). Qua đó, phản ánh sự gắn bó lâu dài của các bạn học sinh đối với Facebook. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, mạng xã hội Facebook có nhiều tác động tiêu cực dễ gây ảnh hưởng đến người tham gia sử dụng.
2.3 Mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.
2.3.1. Chia sẻ, cập nhật thông tin và hình ảnh:
2.3.2. Giao lưu, kết nối bạn bè:
2.3.3. Giải trí:
2.4 Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh
2.4.1 Những tác động tích cực
Thông qua Facebook, các bạn đã có nơi để thể hiện mình và chia sẻ những điều khó nói cùng bạn bè. Facebook tạo cho phần đông nhóm đối tượng khảo sát sự thoải mái về tinh thần khi được chia sẻ những suy nghĩ về cuộc sống cá nhân hay các vấn đề xã hội. Facebook còn là một công cụ hữu hiệu để thể hiện cá tính bản thân.
2.4.2 Những tác động tiêu cực
Sử dụng Facebook một cách thường xuyên (bất kì thời gian nào trong ngày, chiếm 34,9%). Tác động tiêu cực lớn nhất mà nhóm đối tượng khảo sát cho thấy đó là việc tốn thời gian (chiếm 52,4%). Khoảng thời gian sử dụng Facebook mỗi ngày từ 1 - 3 giờ đồng hồ và trên 3 tiếng đồng hồ chiếm đa số câu trả lời trong cuộc khảo sát (41,3% và 30,2%). Bên cạnh đó, sinh viên khoa PR nhận thức được những tác động tiêu cực đến tâm lý, sinh lý của bản thân do việc lạm dụng Facebook như: nghiện Facebook dễ gây béo phì, ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, công việc học tập và dễ bị ảnh hưởng bởi những thói hư, tật xấu... Ngoài ra, cũng có một bộ phận nhỏ các sinh viên không biết mục đích sử dụng Facebook là gì?. Tuy nhiên, vì sự rủ rê của bạn bè nên họ cũng tạo tài khoản để bắt kịp xu hướng. Ngoài ra, 15,9% cho là Facebook không có bất kì ảnh hưởng tiêu cực nào đến bản thân đối tượng được khảo sát
2.5 Các biện pháp nâng cao ảnh hưởng tích cực của mạng Facebook đối với học sinh
2.5.1 Biện pháp từ cá nhân
- Mỗi cá nhân hãy tự hỏi xem bạn sử dụng Facebook để làm gì hay lí do đầu tiên để bạn quyết định đăng kí một tài khoản Facebook là gì?
- Tự hoạch định cho bản thân khung thời gian hợp lí, cân bằng được giữa công việc, học tập và giải trí. Chỉ dành thời gian cho Facebook khi bạn thật sự rãnh rỗi hay muốn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
2.5.2 Biện pháp từ cộng đồng
- Nhà trường, gia đình cần có sự hướng dẫn, tư vấn, định hướng cho học sinh.
- Các nhà quản lý các cấp, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.
- Ngoài ra, xã hội cũng cần có những định hướng và giúp đỡ giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh tham gia vào các hoạt động thực tế, có ích cho bản thân và cộng đồng. Việc đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao tầm nhận thức của học sinh về các vấn đề chính trị, xã hội sẽ từng bước giúp học sinh có được bản lĩnh vững vàng xử lý được những thông tin tiếp cận từ nhiều chiều khác nhau
3. Kết luận
Mạng xã hội Facebook căn bản là một phần của xã hội ngày nay. Nó đã, đang và sẽ mang đến cho cuộc sống của con người ngày càng nhiều những tiện ích thú vị, tương tác cao cũng như sự tối đa hóa các chức năng. Tuy nhiên, mạng xã hội Facebook cũng là nơi dấy lên những tiêu cực khiến nhiều người lo lắng. Và chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho mạng xã hội Facebook. Bởi lẽ, nó đơn giản chỉ là một công cụ, một phương tiện được tạo ra để gắn kết mọi người trên toàn Thế giới. Nhưng chính những người tham gia, sử dụng lại không hiểu đúng mục đích đó nên đã sà đà và lạm dụng quá mức dẫn đến gây ra những sự việc không mong muốn. Tất cả là do hành vi và sự nhận thức ở cá nhân người tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook.
Vì thế, mỗi học sinh nên hiểu rõ những biện pháp từ bản thân và cộng đồng để tham gia vào mạng xã hội Facebook một cách tích cực nhất. Điều này sẽ giúp cho mỗi cá nhân nhận thấy Facebook hữu ích hơn và có thể kiểm soát tốt những hoạt động “không tên” trên mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, mỗi cá nhân nên thể hiện trách nhiệm trong việc nâng cao tác động tích cực của mạng xã hội Facebook đối với cộng đồng mạng.
Trên đây là bài trình bày của tôi về báo cáo kết quả nghiên cứu về vấn đề tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh, cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy/cô và các bạn.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 9: Khám phá tự nhiên và xã hội (Văn bản thông tin) hay khác: