SBT Ngữ văn 12 Bài 4 Tiếng Việt trang 78 - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 4 Tiếng Việt trang 78 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Bài 4 Tiếng Việt trang 78 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 trang 78 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Lập bảng phân biệt ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật.
Trả lời:
Ngôn ngữ trang trọng |
Ngôn ngữ thân mật |
|
Khái niệm |
Là loại ngôn ngữ thể hiện thái độ nghiêm túc, mang tính chất lễ nghi, chủ yếu được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức. |
Là loại ngôn ngữ gần gũi, tự nhiên, thoải mái được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức; thể hiện thái độ, tình cảm thân mật với người thân, bạn bè;... |
Phạm vi giao tiếp |
Xuất hiện ở cả dạng viết (bài tập, tiểu luận, giáo trình hợp đồng, báo cáo,...) và dạng nói (bài diễn thuyết, bài giảng, ý kiến trong hội thảo, lời nói với những người có tuổi tác, vị trí cao hơn,..) |
Xuất hiện ở cả dạng nói (các cuộc đối thoại trong sinh hoạt hằng ngày) và dạng viết (thư; tin nhắn gửi cho người thân, bạn bè; nhật kí;...) |
Đặc điểm |
- Thường sử dụng từ ngữ có sắc thái nghiêm trang, tôn kính, tao nhã,...; không dùng tiếng lóng, khẩu ngữ;... - Thường sử dụng câu có cấu trúc đầy đủ, rõ ràng. |
- Thường sử dụng khẩu ngữ, tiếng lóng, từ ngữ địa phương, trợ từ, thán từ,... - Thường sử dụng câu có cấu trúc đơn giản, câu rút gọn, câu chứa các thành phần tình thái (hình như, có lẽ,...), thành phần cảm thán (á, ôi, chao ôi,...), thành phần gọi đáp (Lan ơi, thưa cô, vâng, dạ,...) |
Tình huống: Hai người bạn đang trò chuyện với nhau trong giờ ra chơi.
Lan: Ê Hoa, nghe tin gì về nhỏ Quỳnh lớp mình chưa?
Hoa: Tin gì vậy mày? Hông nghe gì hết trơn.
Lan: Nghe nói nó sắp đi du học rồi. Buồn ghê.
Hoa: Ủa, vậy là hết được học chung với nó rồi hả? Con nhỏ dễ thương, tốt bụng ghê á mày.
Trả lời:
Ngôn ngữ trong đoạn hội thoại là ngôn ngữ gần gũi, tự nhiên, thoải mái, được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức (đoạn đối thoại giữa hai người bạn vào giờ ra chơi); thể hiện thái độ, tình cảm thân mật,... giữa bạn bè. Loại ngôn ngữ này có đặc điểm:
– Sử dụng khẩu ngữ (hông, nhỏ, hết trơn, á, ghê, con nhỏ,...), từ ngữ địa phương (hông, nhỏ, con nhỏ, hết trơn,...), thán từ (ê, ủa),...
– Sử dụng câu có cấu trúc đơn giản, câu rút gọn (Hổng nghe gì hết trơn.; Buồn ghê.), câu chứa thành phần gọi đáp (Ê Hoa, nghe tin gì về nhỏ Quỳnh lớp mình chưa?), câu chứa thành phần cảm thán (Ủa, vậy là hết được học chung với nó rồi hả?),...
Trả lời:
Chúng ta không thể sử dụng ngôn ngữ thân mật khi thi vấn đáp vì đây là hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức, cần sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
Câu 4 trang 78 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới:
Thoạt tiên, chúng tóm những người khoẻ mạnh, nghèo khổ, những người này phải chịu chết thôi không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: “Đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra”.
Những người bị tóm đi như thế còn hào hứng gì nữa với cái nghề cột vào cổ họ. Cho nên, bước chân vào trại lính là họ liền tìm mọi cơ hội để trốn thoát.
(Hồ Chí Minh, Thuế máu)
a. Nhận xét về điểm chung giữa các từ ngữ được in đậm trong đoạn trích trên.
b. Việc sử dụng các từ ngữ được in đậm trong đoạn trích trên có tác dụng gì?
Trả lời:
a. Các từ ngữ được in đậm trong đoạn trích (tóm, thôi, cứng cổ, xì (tiền)) là khẩu ngữ.
b. Việc sử dụng dày đặc khẩu ngữ trong đoạn trích trên có tác dụng thể hiện rõ thái độ mỉa mai, châm biếm của tác giả, đồng thời làm tăng sức biểu cảm cho văn bản.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 4: Sự thật và trang viết (Phóng sự, nhật kí) hay khác: