Tra từ điển và giải thích nghĩa của yếu tố vọng trong nhan đề bài thơ. Hãy tìm một số từ ghép Hán Việt
Tra từ điển và giải thích nghĩa của yếu tố vọng (trong nhan đề bài thơ). Hãy tìm một số từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố vọng (nêu khoảng ba từ cho mỗi nghĩa chính của yếu tố này).
Tra từ điển và giải thích nghĩa của yếu tố vọng trong nhan đề bài thơ. Hãy tìm một số từ ghép Hán Việt
Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tra từ điển và giải thích nghĩa của yếu tố vọng (trong nhan đề bài thơ). Hãy tìm một số từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố vọng (nêu khoảng ba từ cho mỗi nghĩa chính của yếu tố này).
Trả lời:
Vọng trong Hán ngữ có một số nét nghĩa chính sau đây:
a. ngày rằm, trăng đêm rằm; nhìn xa, trông xa; như trong các từ ngữ: sóc vọng (ngày mùng một và ngày rằm trong một tháng âm lịch; sóc: ngày mùng một âm lịch, trăng ngày mùng một), vọng nhật, viễn vọng,...
b. trông chờ, mong mỏi, trông đợi; như trong các từ ngữ: vọng phu, đồng vọng, hi vọng, kì vọng,...
c. ngưỡng mộ, được người khác ngưỡng mộ; như trong các từ: vọng cổ, vọng ngoại, ngưỡng vọng, vọng tộc,...
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 8 trang 6 hay khác:
- Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nhan đề bài thơ (Vọng nguyệt), ngoài cách dịch phổ biến là Ngắm trăng, còn có một cách dịch khác là Ngóng trăng (xem thêm: Nhiều tác giả, Văn bản tác phẩm Hán Nôm trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr. 242). Hãy so sánh hai cách dịch trên và nêu ý kiến của bạn.
- Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong hai câu sau của bài thơ.
- Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Sự hoán đổi giữa chủ thể ngắm (khán) và khách thể (đối tượng của động thái ngắm) trong hai câu sau đã thể hiện sự chuyển hoá vị thế của nhân vật trữ tình như thế nào?
- Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Bạn cảm nhận như thế nào về đời sống tâm hồn của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm Vọng nguyệt?