Nhan đề bài thơ (Vọng nguyệt), ngoài cách dịch phổ biến là Ngắm trăng, còn có một cách dịch khác là Ngóng trăng


Nhan đề bài thơ (), ngoài cách dịch phổ biến là , còn có một cách dịch khác là (xem thêm: Nhiều tác giả, , NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr. 242). Hãy so sánh hai cách dịch trên và nêu ý kiến của bạn.

Nhan đề bài thơ (Vọng nguyệt), ngoài cách dịch phổ biến là Ngắm trăng, còn có một cách dịch khác là Ngóng trăng

Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nhan đề bài thơ (Vọng nguyệt), ngoài cách dịch phổ biến là Ngắm trăng, còn có một cách dịch khác là Ngóng trăng (xem thêm: Nhiều tác giả, Văn bản tác phẩm Hán Nôm trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr. 242). Hãy so sánh hai cách dịch trên và nêu ý kiến của bạn.

Trả lời:

Ngoài hai cách dịch (cách hiểu) như câu hỏi đã đề cập, còn có thể hiểu vọng nguyệt nghĩa là trăng rằm, trăng đêm rằm.

- Cách dịch (phổ biến) là ngắm trăng đã hiểu vọng theo nghĩa nhìn, ngắm, trông xa (thiên về chỉ hoạt động của thị giác); gần tương ứng với cách diễn đạt khán nguyệt, lãm nguyệt, đối nguyệt, trong Hán văn. Lúc này, trăng (khách thể) và người (chủ thể) được “đặt” trong quan hệ trực tiếp, không có sự cách bức. Cách dịch ngóng trăng hay trông trăng đã hiểu từ vọng theo nghĩa trông chờ, ngóng đợi (thiên về chỉ hoạt động của tâm trạng); theo đó có thể gợi một tình huống quan hệ đặc biệt giữa người và trăng: quan hệ tri âm tri kỉ, trong hoàn cảnh cách bức giữa thế giới tự do và thế giới mất tự do (Hồ Chí Minh:“Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt”,...).

- Có thể chấp nhận cả hai cách dịch (cách hiểu) trên. Tuỳ thuộc vào cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ, bạn có thể bày tỏ quan điểm riêng, thể hiện sự đồng tình của mình với một trong hai cách dịch (cách hiểu và lí giải) trên.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 8 trang 6 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: