Trong đoạn thơ 1, tác giả đã phác hoạ hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trên nền bối cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc
Trong đoạn thơ 1, tác giả đã phác hoạ hình ảnh đoàn quân trên nền bối cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc. Qua đó, tác giả đã thể hiện được những nét đẹp nào trong cốt cách, tâm hồn họ?
Trong đoạn thơ 1, tác giả đã phác hoạ hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trên nền bối cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc
Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Trong đoạn thơ 1, tác giả đã phác hoạ hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trên nền bối cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc. Qua đó, tác giả đã thể hiện được những nét đẹp nào trong cốt cách, tâm hồn họ?
Trả lời:
Trong đoạn thơ 1, tác giả đã phác hoạ hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trên nền bối cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc. Qua đó, tác giả đã thể hiện được những nét đẹp trong cốt cách, tâm hồn họ:
Miêu tả bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc, Quang Dũng đã tái hiện con hành quân đầy những đèo dốc, núi non hiểm trở và cuộc sống thiếu thốn, khổ của đoàn quân Tây Tiến; lại thêm khí hậu khắc nghiệt của miền rừng núi: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”. Bất chấp hiện thực khắc nghiệt, những người lính Tây Tiến vẫn hiện lên với vẻ đẹp hồn nhiên, trẻ trung; với cái nhìn tinh nghịch, hóm hỉnh: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”. Nếu viết “súng chạm trời, nhà thơ sẽ chỉ tả được độ cao của đỉnh dốc mà khi đứng trên đó, mũi súng của người lính như chạm cả vào nền trời. Còn ở đây, tác giả đã gợi được cái “chất lính” trẻ trung, vẻ tươi mới và sức sống dào dạt trong tâm hồn người lính Tây Tiến.
- Không chỉ thế, khi đối mặt với những mất mát, hi sinh, phong thái của họ toát lên nét ngang tàng, kiêu hãnh:“Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”. Cách miêu tả của nhà thơ khiến ta có cảm giác người lính “gục lên súng mũ” ấy đã kiên cường đến tận hơi thở cuối cùng. Những hình ảnh “không bước nữa”, “bỏ quên đời” gợi vẻ bướng bỉnh, bất cần trước cái chết. Ra đi với tinh thần xả thân vì Tổ quốc, người lính Tây Tiến quả thực đã coi cái chết nhẹ tựa lông hồng!
- Đặc biệt, trên con đường hành quân nhiều gian khổ, mất mát, hi sinh, những người lính Tây Tiến vẫn luôn tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Hai câu thơ gợi lên hình ảnh đoàn quân Tây Tiến dừng chân tại một bản làng nào đó, sau chặng đường hành quân vất vả, cùng nhau quây quần bên những nồi cơm thơm hương gạo mới. Vây quanh họ là cả một “mùa em” tươi tắn, trẻ trung, tình tứ! Tình cảm quân dân ấm áp của thời kháng chiến đã được Quang Dũng thể hiện bằng ngòi bút giàu cảm hứng lãng mạn và phản chiếu được nét đẹp riêng của tâm hồn người lính Tây Tiến.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 2 trang 9, 10 hay khác:
- Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Bức tranh thiên nhiên được tái hiện trong đoạn thơ 1 có những đặc điểm gì? Chọn phân tích một đặc điểm gây ấn tượng với bạn.
- Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nêu cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ 2.
- Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Phân tích hình tượng đoàn quân Tây Tiến trong hai đoạn thơ cuối.
- Câu 5 trang 10 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Liệt kê các địa danh được kể tới trong bài thơ và nêu tác dụng của chúng.
- Câu 6 trang 10 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Ngôn ngữ thơ Quang Dũng giàu chất nhạc và chất hoạ. Bạn hãy phân tích một đoạn thơ (từ 2 đến 4 câu) để thấy nét đặc sắc nghệ thuật đó.