Nêu cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ 2
Nêu cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ 2.
Nêu cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ 2
Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nêu cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ 2.
Trả lời:
Trong đoạn thơ 2, hình tượng người lính Tây Tiến được thể hiện qua những cảm xúc, tâm trạng của họ trước thiên nhiên, con người miền Tây Bắc:
- Tâm hồn trẻ trung và cốt cách hào hoa được phản chiếu qua những cảm xúc tinh tế, lãng mạn và tình cảm nâng niu, trân trọng dành cho thiên nhiên, con người miền Tây Bắc. Qua cái nhìn của người lính Tây Tiến, đêm lửa trại đơn sơ, đạm bạc giữa thời chiến đã hoá thành dạ tiệc huy hoàng, sang trọng, thành đêm hội của tuổi trẻ và tình yêu: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa/ Kìa em xiêm áo tự bao giờ/ Khèn lên man điệu nàng e ấp/ Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”. Hình ảnh người thiếu nữ Tây Bắc hiện lên lộng lẫy trong áo xiêm ngày hội – vừa tình tứ, quyến rũ vừa e ấp, duyên dáng.
- Người lính Tây Tiến đón nhận, trân trọng từng vẻ đẹp của cuộc sống nơi đây: một chiều sương lãng đãng, huyền ảo miền Châu Mộc; một “nẻo bến bờ hoang sơ với ngàn lau phất phơ trong gió; một dáng người trên con thuyền độc mộc băng qua dòng suối lũ,...
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 2 trang 9, 10 hay khác:
- Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Bức tranh thiên nhiên được tái hiện trong đoạn thơ 1 có những đặc điểm gì? Chọn phân tích một đặc điểm gây ấn tượng với bạn.
- Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Trong đoạn thơ 1, tác giả đã phác hoạ hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trên nền bối cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc. Qua đó, tác giả đã thể hiện được những nét đẹp nào trong cốt cách, tâm hồn họ?
- Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Phân tích hình tượng đoàn quân Tây Tiến trong hai đoạn thơ cuối.
- Câu 5 trang 10 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Liệt kê các địa danh được kể tới trong bài thơ và nêu tác dụng của chúng.
- Câu 6 trang 10 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Ngôn ngữ thơ Quang Dũng giàu chất nhạc và chất hoạ. Bạn hãy phân tích một đoạn thơ (từ 2 đến 4 câu) để thấy nét đặc sắc nghệ thuật đó.