SBT Ngữ văn 12 Bài tập 2 trang 9, 10 - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 2 trang 9, 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập 2 trang 9, 10 - Kết nối tri thức

Bài tập 2 trang 9 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Đọc lại bài thơ Tây Tiến trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 44 – 46) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Bức tranh thiên nhiên được tái hiện trong đoạn thơ 1 có những đặc điểm gì? Chọn phân tích một đặc điểm gây ấn tượng với bạn.

Trả lời:

- Bức tranh thiên nhiên được tái hiện trong đoạn thơ 1 có những đặc điểm:

+ Bức tranh thiên nhiên êm đềm, thơ mộng với những khoảng không gian đầy sương khói của miền sơn cước: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”; những thung lũng trải rộng sau màn mưa “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”;...

+ Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hiểm trở với những đèo dốc, núi non trập trùng, cao ngất: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”...

+ Bức tranh thiên nhiên hoang sơ, bí ẩn với khung cảnh rừng già “Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”. Những từ ngữ và hình ảnh nhân hoá mang lại ấn tượng về một vùng rừng núi hoang vu – nơi thiên nhiên hoang dã ngự trị và chiếm vai trò chúa tể. Địa danh Mường Hịch càng làm tăng thêm cảm giác rờn rợn về một đêm rừng bí ẩn có tiếng chân thú dữ rình rập đâu đây.

- Phân tích: Vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở của núi rừng Tây Bắc được tái hiện trong hai câu thơ: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời”. Điệp từ “dốc” và cách ngắt nhịp của câu thơ đầu gợi hình ảnh những con dốc nối tiếp nhau, chồng chất lên cao mãi. Những từ láy tượng hình “khúc khuỷu, thăm thẳm”, “heo hút”,... khiến người đọc tưởng như có thể nhìn thấy những con đường quanh co, gập ghềnh, những đỉnh đèo hoang vắng khuất cả vào mây trời. Hai vế của câu thơ tạo thành một đường gấp khúc mang dáng núi. Những câu thơ gồm nhiều thanh trắc không chỉ diễn tả cái gập ghềnh, hiểm trở của đèo dốc mà gợi cả nỗi nhọc nhằn của đoàn người đang vượt qua đèo, dốc.

Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Trong đoạn thơ 1, tác giả đã phác hoạ hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trên nền bối cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc. Qua đó, tác giả đã thể hiện được những nét đẹp nào trong cốt cách, tâm hồn họ?

Trả lời:

Trong đoạn thơ 1, tác giả đã phác hoạ hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trên nền bối cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc. Qua đó, tác giả đã thể hiện được những nét đẹp trong cốt cách, tâm hồn họ:

Miêu tả bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc, Quang Dũng đã tái hiện con hành quân đầy những đèo dốc, núi non hiểm trở và cuộc sống thiếu thốn, khổ của đoàn quân Tây Tiến; lại thêm khí hậu khắc nghiệt của miền rừng núi: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”. Bất chấp hiện thực khắc nghiệt, những người lính Tây Tiến vẫn hiện lên với vẻ đẹp hồn nhiên, trẻ trung; với cái nhìn tinh nghịch, hóm hỉnh: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”. Nếu viết “súng chạm trời, nhà thơ sẽ chỉ tả được độ cao của đỉnh dốc mà khi đứng trên đó, mũi súng của người lính như chạm cả vào nền trời. Còn ở đây, tác giả đã gợi được cái “chất lính” trẻ trung, vẻ tươi mới và sức sống dào dạt trong tâm hồn người lính Tây Tiến.

- Không chỉ thế, khi đối mặt với những mất mát, hi sinh, phong thái của họ toát lên nét ngang tàng, kiêu hãnh:“Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”. Cách miêu tả của nhà thơ khiến ta có cảm giác người lính “gục lên súng mũ” ấy đã kiên cường đến tận hơi thở cuối cùng. Những hình ảnh “không bước nữa”, “bỏ quên đời” gợi vẻ bướng bỉnh, bất cần trước cái chết. Ra đi với tinh thần xả thân vì Tổ quốc, người lính Tây Tiến quả thực đã coi cái chết nhẹ tựa lông hồng!

- Đặc biệt, trên con đường hành quân nhiều gian khổ, mất mát, hi sinh, những người lính Tây Tiến vẫn luôn tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Hai câu thơ gợi lên hình ảnh đoàn quân Tây Tiến dừng chân tại một bản làng nào đó, sau chặng đường hành quân vất vả, cùng nhau quây quần bên những nồi cơm thơm hương gạo mới. Vây quanh họ là cả một “mùa em” tươi tắn, trẻ trung, tình tứ! Tình cảm quân dân ấm áp của thời kháng chiến đã được Quang Dũng thể hiện bằng ngòi bút giàu cảm hứng lãng mạn và phản chiếu được nét đẹp riêng của tâm hồn người lính Tây Tiến.

Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nêu cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ 2.

Trả lời:

Trong đoạn thơ 2, hình tượng người lính Tây Tiến được thể hiện qua những cảm xúc, tâm trạng của họ trước thiên nhiên, con người miền Tây Bắc:

- Tâm hồn trẻ trung và cốt cách hào hoa được phản chiếu qua những cảm xúc tinh tế, lãng mạn và tình cảm nâng niu, trân trọng dành cho thiên nhiên, con người miền Tây Bắc. Qua cái nhìn của người lính Tây Tiến, đêm lửa trại đơn sơ, đạm bạc giữa thời chiến đã hoá thành dạ tiệc huy hoàng, sang trọng, thành đêm hội của tuổi trẻ và tình yêu: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa/ Kìa em xiêm áo tự bao giờ/ Khèn lên man điệu nàng e ấp/ Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”. Hình ảnh người thiếu nữ Tây Bắc hiện lên lộng lẫy trong áo xiêm ngày hội – vừa tình tứ, quyến rũ vừa e ấp, duyên dáng.

- Người lính Tây Tiến đón nhận, trân trọng từng vẻ đẹp của cuộc sống nơi đây: một chiều sương lãng đãng, huyền ảo miền Châu Mộc; một “nẻo bến bờ hoang sơ với ngàn lau phất phơ trong gió; một dáng người trên con thuyền độc mộc băng qua dòng suối lũ,...

Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Phân tích hình tượng đoàn quân Tây Tiến trong hai đoạn thơ cuối.

Trả lời:

- Hình tượng đoàn quân Tây Tiến được khắc hoạ trên nền hiện thực gian khổ khốc liệt của chiến tranh: căn bệnh sốt rét rừng ác nghiệt khiến hình hài họ tiêu tuy xơ xác (“không mọc tóc”, “xanh màu lá”); những người lính hi sinh nằm lại giữa núi rừng xa xôi, hoang vắng (“rải rác biên cương mồ viễn xứ”),...

- Hình tượng đoàn quân Tây Tiến nổi bật lên với vẻ đẹp bi tráng và đậm chất lãng mạn:

+ Cốt cách ngang tàng, kiêu dũng khi đối mặt với gian nan, thử thách: vẫn là đoàn binh tề chỉnh, hùng hậu với vẻ oai phong, uy nghi, dữ tợn như chúa sơn lâm (“Quân xanh màu lá dữ oai hùm”); khí phách anh hùng và khí thế hào hùng khi đối mặt quân thù (“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”); lí tưởng cao cả và tinh thần xả thân vì đất nước (“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”);...

+ Sức sống mãnh liệt, tâm hồn hào hoa, lãng mạn được thể hiện qua giấc mơ tình yêu và hạnh phúc (“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”),...

+ Lời thề thiêng liêng với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” và ý chí chiến đấu của đoàn quân Tây Tiến: “Tây Tiến người đi không hẹn ước”, “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”,...

Câu 5 trang 10 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Liệt kê các địa danh được kể tới trong bài thơ và nêu tác dụng của chúng.

Trả lời:

- Trong bài thơ Tây Tiến, có nhiều từ ngữ là địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mai Châu, Châu Mộc, Viên Chăn, Sâm Nứa,...

- Tác dụng:

+ Tạo không gian và bối cảnh: Các địa danh giúp tạo nên không gian và bối cảnh cụ thể cho bài thoe, làm nổi bật hành trình gian khổ và hiểm nguy của đoàn quân Tây Tiến.

+ Gợi cảm xúc và kỷ niệm: Những địa danh này gựi lên những kỷ niệm và cảm xúc sâu sắc của người lính, từ những khó khăn, gian khổ đến những khaonrg khắc đẹp và tình cảm quân dân.

+ Tăng tính chân thực và sinh động: Việc nhắc đến các địa danh cụ thể giúp bài thơ trở nên chân thực và sinh động hơn, làm cho người đọc cảm nhận được rõ ràng hơn về cuộc hành quân và cuộc sống của người lính.

+ Thể hiện tinh thần lạc quan và dũng cảm: Các địa danh hiểm trở và xa xôi thể hiện tinh thần lạc quan và dũng cảm của người lính Tây Tiến,

Câu 6 trang 10 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Ngôn ngữ thơ Quang Dũng giàu chất nhạc và chất hoạ. Bạn hãy phân tích một đoạn thơ (từ 2 đến 4 câu) để thấy nét đặc sắc nghệ thuật đó.

Trả lời:

“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống/ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” cho thấy ngôn ngữ thơ Quang Dũng giàu chất nhạc và chất hoạ. Điệp từ “ngàn thước” và cách ngắt nhịp làm tăng tính tạo hình cho câu thơ thứ nhất. Hai vế câu thơ như tạo thành một đường gấp khúc mang dáng núi. Câu thơ thứ hai toàn thanh bằng gợi vẻ êm đềm của không gian và trạng thái bình yên, thanh thản của tâm hồn. Câu thơ đẹp như một bức tranh: màn mưa giăng đầy khiến những ngôi nhà nơi xóm núi trông như cánh buồm thấp thoáng trên mặt khơi xa...

Những nét vẽ chắc khoẻ, gân guốc hoà cùng nét mềm mại tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho bức tranh thiên nhiên.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 2: Những thế giới thơ hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: