So sánh nội dung hai câu thơ kết mà vua Lê vốn đã đề lên tường miếu và hai câu nhà vua tự sửa lại
So sánh nội dung hai câu thơ kết mà vua Lê vốn đã đề lên tường miếu và hai câu nhà vua tự sửa lại. Chi tiết nhân vật Bích Châu hiển linh báo cho vua Lê về việc nàng “không được yên lòng về chỗ vua tôi, chồng vợ cho thấy Bích Châu là con người như thế nào?
So sánh nội dung hai câu thơ kết mà vua Lê vốn đã đề lên tường miếu và hai câu nhà vua tự sửa lại
Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: So sánh nội dung hai câu thơ kết mà vua Lê vốn đã đề lên tường miếu và hai câu nhà vua tự sửa lại. Chi tiết nhân vật Bích Châu hiển linh báo cho vua Lê về việc nàng “không được yên lòng về chỗ vua tôi, chồng vợ cho thấy Bích Châu là con người như thế nào?
Trả lời:
Câu thơ gốc mà vua Lê vốn đã “đề lên tường bên trái miếu ấy” có ý ca ngợi sự hi sinh cho nước nhà, sự lo lắng cho an nguy xã tắc của Bích Châu còn lớn hơn quân đội hùng mạnh của triều đình:“Than ôi! Trăm vạn quân hùng mạnh,/ Lại kém thư sinh một hịch văn!” Câu thơ mà vua Lê sửa lại (theo ý nguyện của linh hồn Bích Châu) không hàm ý so sánh hơn kém, tuy vẫn có ý ca tụng Bích Châu: nàng không chỉ là người giữ đạo lí cương thường, mà mãi mãi còn là người vợ hiền thục xứng đáng sánh đôi cùng sự nghiệp của bậc quân vương: “Muôn thuở cương thường không hổ thẹn,/ Thư cưu vờn sóng dưới chân đền”.
Nhân vật Bích Châu hiển linh báo cho vua Lê về việc nàng “không được yên lòng về chỗ vua tôi, chồng vợ” (thể hiện qua sự băn khoăn về ý thơ của vua Lê Thánh Tông ca tụng mình) cho thấy Bích Châu là con người luôn khiêm nhường, luôn giữ gìn đạo nghĩa phu phụ theo khuôn mẫu đạo đức, lễ giáo Nho gia. Phẩm chất này của nàng là đáng quý trọng.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 5 trang 22 hay khác:
- Câu 1 trang 22 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nêu vắn tắt nội dung của đoạn văn. Theo bạn, trong đoạn văn này chi tiết sự việc kì ảo nào hấp dẫn hơn cả? Vì sao?
- Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Tra từ điển để giải thích nghĩa của các từ ngữ Hán Việt sau: bình sinh, đào hoa, thư sinh, quân lữ, quyên sinh, tiên tích, ngự đề, anh kiệt, nữ lưu, cương thường; xác định nghĩa của từ ngữ đó trong ngữ cảnh (bản dịch).
- Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Bình luận ngắn gọn về lời “ngậm ngùi than thở” của nhà vua: “Quốc gia hưng vượng tất có điềm lành, quốc gia suy đồi tất có điềm dữ, điềm lành hay điềm dữ thật có liên quan đến đức của ông vua tốt hay xấu”. Theo bạn, câu nói này của nhân vật vua Lê thể hiện quan điểm, tư tưởng về chính sự quốc gia của tác giả như thế nào?
- Câu 5 trang 22 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Theo nội dung đoạn trích sau đây, hãy chỉ ra sự khác biệt căn bản giữa yếu tố thần kì trong truyện truyền kì và truyện cổ tích thần kì.