SBT Ngữ văn 12 Bài tập 5 trang 22 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 5 trang 22 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập 5 trang 22 - Kết nối tri thức
Bài tập 5 trang 22 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Đọc lại văn bản Hải khẩu linh từ trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 103 – 104) đoạn 5, từ “Bỗng chốc, sóng biếc lặng im” đến hết và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
Đoạn văn có nhiều sự kiện, chi tiết hiện thực và kì ảo đan xen, nối tiếp nhau: một số sự kiện chính: u hồn Bích Châu được giải oan; quân Đại Việt thắng trận trở về; Bích Châu hiển linh cảm tạ ơn tế độ; vua cho lập đền thờ và sắc phong thần cho Bích Châu.
Đoạn văn này xuất hiện một số chi tiết/ sự việc kì ảo. Ví dụ: Hương hài Bích Châu nổi lên mặt nước, “vẻ đẹp vẫn y nguyên”; Bích Châu lên tiên và được Thượng đế “giáng linh xuống trần”, cho “trông coi hoạ phúc một phương”; Bích Châu hiển linh cảm tạ vua Lê và xin nhà vua sửa câu thơ đề ở tưởng miếu;... Tương tự đoạn 2, đoạn 3 và đoạn 4 ở trên, các chi tiết/ sự việc kì ảo này đều tham gia trực tiếp vào mạch tự sự của tác phẩm, tạo nên sự li kì, hấp dẫn cho câu chuyện. Tự lựa chọn một chi tiết/ sự việc mà mình cho là hấp dẫn hơn cả; đồng thời lí giải ngắn gọn (theo cảm nhận cá nhân) vì sao chi tiết/ sự việc ấy tạo được sự hấp dẫn.
Trả lời:
- bình sinh: a. đời sống, cuộc sống; b. (cả) cuộc đời, lúc còn sống. Ở đây theo nghĩa b.
- đào hoa: a. hoa đào; b. (số, số kiếp) hồng nhan; c. luyến ái nam nữ. Ở đây theo nghĩa b.
- thư sinh: a. người học trò; b. người làm công việc ghi chép giấy tờ; c. người nho nhã, chuyên về sách vở, không thông thạo việc đời. Ở đây chủ yếu theo nghĩa c chỉ người con gái vốn chỉ quen với văn chương thơ phú.
- quân lữ: quân đội nói chung; theo nghĩa cổ, quân và lữ là các đơn vị trong quân đội.
- quyên sinh: bỏ mình, liều chết.
- tiên tích: gốc tích (ở, thuộc về) cõi tiên.
- ngự đề: vua chúa (ban tặng) chữ, đề thơ.
- anh kiệt: người tài giỏi, anh hùng hào kiệt.
- nữ lưu: nữ giới (nói chung).
- cương thường: (đạo lí) “tam cương” và “ngũ thường”, những mối quan hệ và điều mục căn bản trong đời sống xã hội.
Trả lời:
Lời “ngậm ngùi than thở” của nhà vua thể hiện suy ngẫm và cảm thán về vận mệnh thịnh suy của quốc gia. Theo quan niệm cũ, “điểm lành” hay “điểm dữ biểu hiện ra ở sự hay dở, xấu tốt của các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội. Bậc quân vương là chủ của quốc gia, vua có đức tốt thì thuận theo ý trời, được trời ban cho điều lành.
Câu nói này của vua Lê đồng thời thể hiện quan điểm, tư tưởng về chính sự quốc gia theo tinh thần “đức trị” (cai trị bằng “đức”) của Nho học. Bậc vua chúa có trọng trách làm sáng tỏ đức sáng, làm rạng rỡ đạo lí thánh hiền ra thiên hạ. Vì thế, vua chúa cần là người nêu gương tốt để thiên hạ noi theo; mọi phẩm đức, lời nói, việc làm của vua đều phải là mẫu mực cho dân chúng.
Trả lời:
Câu thơ gốc mà vua Lê vốn đã “đề lên tường bên trái miếu ấy” có ý ca ngợi sự hi sinh cho nước nhà, sự lo lắng cho an nguy xã tắc của Bích Châu còn lớn hơn quân đội hùng mạnh của triều đình:“Than ôi! Trăm vạn quân hùng mạnh,/ Lại kém thư sinh một hịch văn!” Câu thơ mà vua Lê sửa lại (theo ý nguyện của linh hồn Bích Châu) không hàm ý so sánh hơn kém, tuy vẫn có ý ca tụng Bích Châu: nàng không chỉ là người giữ đạo lí cương thường, mà mãi mãi còn là người vợ hiền thục xứng đáng sánh đôi cùng sự nghiệp của bậc quân vương: “Muôn thuở cương thường không hổ thẹn,/ Thư cưu vờn sóng dưới chân đền”.
Nhân vật Bích Châu hiển linh báo cho vua Lê về việc nàng “không được yên lòng về chỗ vua tôi, chồng vợ” (thể hiện qua sự băn khoăn về ý thơ của vua Lê Thánh Tông ca tụng mình) cho thấy Bích Châu là con người luôn khiêm nhường, luôn giữ gìn đạo nghĩa phu phụ theo khuôn mẫu đạo đức, lễ giáo Nho gia. Phẩm chất này của nàng là đáng quý trọng.
Sự tham gia của yếu tố thần kì vào câu chuyện không phải là do những nhân vật có phép lạ như kiểu trời, Bụt, thần tiên,... trong truyện cổ tích thần kì, mà phần lớn ở ngay hình thức “phi nhân tính” của nhân vật (ma quỷ, hồ li, vật hoá người,...). Tuy nhiên, trong truyện bao giờ cũng có những nhân vật là người thật, và chính những nhân vật mang hình thức “phi nhân” thì cũng chỉ là sự cách điệu, phóng đại của tâm lí, tính cách một loại người nào đấy, và vì thế truyện truyền kì vẫn mang rất đậm yếu tố nhân bản, có giá trị nhân bản sâu sắc.
(Nguyễn Kim Hưng, in trong Từ điển văn học, tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984, tr. 448 – 449)
Trả lời:
Theo nội dung đoạn trích trong Từ điển văn học, yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì chủ yếu thể hiện ở kiểu nhân vật có phép lạ (như trời, Bụt, thần tiên), còn yếu tố thần kì trong truyện truyền kì “chỉ là sự cách điệu, phóng đại của tâm lí, tính cách một loại người nào đấy”, dẫu nhân vật ấy có hình thức không phải là con người. Sự khác biệt căn bản trên thể hiện đậm nét giá trị nhân bản của truyện truyền kì.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 4: Yếu tố kì ảo trong truyện kể hay khác: