Theo nội dung đoạn trích sau đây, hãy chỉ ra sự khác biệt căn bản giữa yếu tố thần kì trong truyện truyền kì và truyện cổ tích thần kì
Theo nội dung đoạn trích sau đây, hãy chỉ ra sự khác biệt căn bản giữa yếu tố thần kì trong truyện truyền kì và truyện cổ tích thần kì.
Theo nội dung đoạn trích sau đây, hãy chỉ ra sự khác biệt căn bản giữa yếu tố thần kì trong truyện truyền kì và truyện cổ tích thần kì
Câu 5 trang 22 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Theo nội dung đoạn trích sau đây, hãy chỉ ra sự khác biệt căn bản giữa yếu tố thần kì trong truyện truyền kì và truyện cổ tích thần kì.
Sự tham gia của yếu tố thần kì vào câu chuyện không phải là do những nhân vật có phép lạ như kiểu trời, Bụt, thần tiên,... trong truyện cổ tích thần kì, mà phần lớn ở ngay hình thức “phi nhân tính” của nhân vật (ma quỷ, hồ li, vật hoá người,...). Tuy nhiên, trong truyện bao giờ cũng có những nhân vật là người thật, và chính những nhân vật mang hình thức “phi nhân” thì cũng chỉ là sự cách điệu, phóng đại của tâm lí, tính cách một loại người nào đấy, và vì thế truyện truyền kì vẫn mang rất đậm yếu tố nhân bản, có giá trị nhân bản sâu sắc.
(Nguyễn Kim Hưng, in trong Từ điển văn học, tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984, tr. 448 – 449)
Trả lời:
Theo nội dung đoạn trích trong Từ điển văn học, yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì chủ yếu thể hiện ở kiểu nhân vật có phép lạ (như trời, Bụt, thần tiên), còn yếu tố thần kì trong truyện truyền kì “chỉ là sự cách điệu, phóng đại của tâm lí, tính cách một loại người nào đấy”, dẫu nhân vật ấy có hình thức không phải là con người. Sự khác biệt căn bản trên thể hiện đậm nét giá trị nhân bản của truyện truyền kì.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 5 trang 22 hay khác:
- Câu 1 trang 22 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nêu vắn tắt nội dung của đoạn văn. Theo bạn, trong đoạn văn này chi tiết sự việc kì ảo nào hấp dẫn hơn cả? Vì sao?
- Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Tra từ điển để giải thích nghĩa của các từ ngữ Hán Việt sau: bình sinh, đào hoa, thư sinh, quân lữ, quyên sinh, tiên tích, ngự đề, anh kiệt, nữ lưu, cương thường; xác định nghĩa của từ ngữ đó trong ngữ cảnh (bản dịch).
- Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Bình luận ngắn gọn về lời “ngậm ngùi than thở” của nhà vua: “Quốc gia hưng vượng tất có điềm lành, quốc gia suy đồi tất có điềm dữ, điềm lành hay điềm dữ thật có liên quan đến đức của ông vua tốt hay xấu”. Theo bạn, câu nói này của nhân vật vua Lê thể hiện quan điểm, tư tưởng về chính sự quốc gia của tác giả như thế nào?
- Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: So sánh nội dung hai câu thơ kết mà vua Lê vốn đã đề lên tường miếu và hai câu nhà vua tự sửa lại. Chi tiết nhân vật Bích Châu hiển linh báo cho vua Lê về việc nàng “không được yên lòng về chỗ vua tôi, chồng vợ cho thấy Bích Châu là con người như thế nào?