Giải SBT Ngữ Văn 6 Bài 3: Viết trang 32 - Chân trời sáng tạo Sách bài tập Ngữ văn 6


Giải SBT Ngữ Văn 6 Bài 3: Viết trang 32 - Chân trời sáng tạo

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 3: Viết trang 32 bộ sách Chân trời sáng tạo chi tiết được Giáo viên biên soạn bám sát chương trình Sách bài tập Ngữ Văn 6 giúp học sinh làm bài tập về nhà trong SBT Ngữ Văn 6 dễ dàng hơn.

Giải SBT Ngữ Văn 6 Bài 3: Viết trang 32 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi trang 32 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày cảm xúc của em về bài ca dao sau:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Trả lời:

Gợi ý như sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Xác định đề tài bằng cách trả lời những câu hỏi như: Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? Kiểu bài nào? Độ đài của đoạn văn là bao nhiêu?

- Thu thập tư liệu bằng cách xác định những thông tin cần tìm và tìm những thông tin ấy ở đâu.

Bước 2: Tìm ý, lập đàn ý

- Tìm ý bằng cách:

+ Đọc diễn cảm bài ca dao vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài ca dao và xác định những cảm xúc mà văn bản đã gợi cho em.

+ Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà bài ca dao đã sử dụng.

+ Xác định chủ đề của bài ca dao.

+ Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.

+ Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.

- Lập dàn ý: Hãy sắp xếp những ý đã nêu thành dàn ý của đoạn văn theo mẫu gợi ý trong SGK.

Bước 3: Viết bài

Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần bảo đảm các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Dựa vào bảng kiểm trong SGK.

** Bài viết tham khảo

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống tương thân, tương ái, mọi người luôn yêu thương và quý trọng nhau . Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí ngàn đời của dân tộc và được gìn giữ trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khúc giống nhưng chung một giàn.

Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phải là anh em “cùng chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã. Không ai có thể sống đơn lẻ một mình, không có mối liên hệ nào với những người khác. Ai cũng có quê hương nghĩa là có những người đồng hương chung làng, chung xóm. Đọc lại câu ca dao kêu gọi lòng yêu thương đùm bọc, ta càng thấy ý nghĩa to lớn của tình thương và sự sáng suốt của người xưa.. Người Việt Nam sẽ truyền cho thế hệ mai sau đạo lí tốt đẹp đó để làm cho đời này thêm đẹp, thêm ý nghĩa hơn.

Xem thêm các bài giải Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay khác: