Giải SBT Ngữ Văn 6 Bài 3: Đọc trang 27, 28, 29, 30 - Chân trời sáng tạo Sách bài tập Ngữ văn 6


Giải SBT Ngữ Văn 6 Bài 3: Đọc trang 27, 28, 29, 30 - Chân trời sáng tạo

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 3: Đọc trang 27, 28, 29, 30 bộ sách Chân trời sáng tạo chi tiết được Giáo viên biên soạn bám sát chương trình Sách bài tập Ngữ Văn 6 giúp học sinh làm bài tập về nhà trong SBT Ngữ Văn 6 dễ dàng hơn.

Giải SBT Ngữ Văn 6 Bài 3: Đọc trang 27, 28, 29, 30 - Chân trời sáng tạo

Câu 1 trang 27 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Chọn câu trả lời đúng để điền vào những chỗ trống trong đoạn văn sau:

Về cách gieo vần thông thường của một cặp câu lục bát, tiếng thứ (1) ...... của dòng lục vần với tiếng thứ (2)...... của dòng bát kế nó, tiếng thứ (3)...... dòng bát vần với tiếng thứ (4)...... của dòng lục tiếp theo.

a. (1) sáu - (2) tư- (3) tám - (4) sáu

b. (1) sáu - (2) tám - (3) sáu - (4) sáu

c. (1) sáu - (2) sáu - (3) tám - (4) sáu

d. (1) sáu - (2) tư - (3) tám - (4) sáu

Trả lời:

Đáp án c

Câu 2 trang 27 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Em hãy hoàn chỉnh câu văn sau:

Thơ lục bát là thể thơ ......, một cặp câu lục bát gồm có một dòng ...... và một dòng ......

Trả lời:

Câu văn hoàn chỉnh được gợi ý như sau:

Thơ lục bát là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam, một cặp câu lục bát gồm một dòng lục và một dòng bát.

Câu 3 trang 27 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Trong một câu thơ lục bát, các tiếng nào sau đây phải tuân thủ quy định chặt chẽ về cách phối hợp thanh điệu?

a. Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7

b. Các tiếng ở vị trí 2, 4, 6

c. Các tiếng ở vị trí 6, 8

d. Các tiếng ở vị trí 2, 4, 6, 8

Trả lời:

Đáp án d

Câu 4 trang 27 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Dựa vào hiểu biết của em về cách gieo vần, luật bằng trắc và ngắt nhịp trong thơ lục bát, hãy xác định những văn bản sau có phải được viết theo thể thơ lục bát không. Hãy lí giải.

a.                           Công đâu công uổng, công thừa,

Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan.

Công đâu, công uổng, công hoang,

Công đâu gánh nước Tam Quan tưới đừa.

b.                                     Bến Tre giàu mía Mỏ Cày

Giàu nghêu Thạnh Phú, giàu xoài Cái Mơn

Bến Tre biển cá, sông tôm,

Ba Tri muối mặn, Giồng Trôm lúa vàng.

(Theo Nguyễn Quốc Tuý, Trần Gia Linh, Tục ngữ - Ca dao - Dân ca chọn lọc,

NXB Giáo dục, 1993)

Trả lời:

Trong bài tập này, các văn bản đều được viết theo thể thơ lục bát vì chúng tuân thủ nguyên tắc gieo vần, luật bằng trắc, cách phối thanh và ngắt nhịp của thơ lục bát.

Tiếng


Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Lục


Thanh: B


Thanh: T


Thanh: B

Vần: ưa (a)

ay (b)



Bát


Thanh: B


Thanh: T


Thanh: B

Vần: ưa (a)

ai (b)


Thanh: B

Vần:

oan (a)

ơn (b)

Lục


Thanh: B


Thanh: T


Thanh: B

Vần: oang (a)

ôm (b)



Bát


Thanh: B


Thanh: T


Thanh: B

Vần: oan (a)

ôm (b)



Cách ngắt nhịp: nhịp chẵn.

Câu 5 trang 28 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Dựa vào mô hình sau, em hãy xác định thanh điệu, vần điệu của hai câu lục bát:

Muốn ăn bông súng cá kho

Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm.

(Tập san Khoa học Xã hội, số 05 ,1998)

Trả lời:

Bài 3: Vẻ đẹp quê hương

Câu 6 trang 28 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

(Tố Hữu, Khi con tu hú, theo Nguyễn Khắc Phi (TCB), Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục)

a. Tác giả có thể thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình một cách gián tiếp hoặc trực tiếp đối với sự vật, hiện tượng được miêu tả trong văn bản. Trong hai khổ thơ trên, khổ thơ nào thể hiện tình cảm gián tiếp và khổ nào thể hiện tình cảm trực tiếp của Tố Hữu? Dựa vào đâu mà em có nhận xét như vậy?

b. Theo em, nét độc đáo của hình ảnh “ngọt dần” là gì?

Trả lời:

a. Đoạn thơ mà tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc một cách gián tiếp: “Khi con tu hú gọi bầy... Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”. Qua việc tác giả sử dụng những từ ngữ, hình ảnh miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa hè, người đọc có thể cảm nhận được tâm trạng náo nức của tác giả khi nghe được những thanh âm đặc trưng của mùa hè.

- Đoạn thơ mà tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc một cách trực tiếp: “Ta nghe hè dậy bên lòng... Con chím tu hú ngoài trời cứ kêu!”. Trong đoạn thơ có sử dụng một số từ ngữ trực tiếp miêu tả cảm xúc của tác giả “ngột”, “chết uất thôi” và những từ ngữ, câu cảm thán như “hè ôi”, “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”. Thế giới trong căn phòng giam chật chội đối lập với không gian ngồn ngộn sức sống ở bên ngoài phòng giam. Vì vậy, tác giả cảm nhận rất rõ cái không gian bên trong phòng giam ấy ngột ngạt. Trong hoàn cảnh đó, tiếng chim tu hú từ bên ngoài vọng vào phòng giam càng khiến cho không gian ấy trở nên ngột ngạt, bức bối. Đến nỗi người trong tù phải cất lên tiếng kêu và thể hiện khao khát hành động đập phá, tháo cũi, sổ lồng.

b. Hình ảnh “ngọt dần” gợi được cảm nhận về bước đi của mùa hè. Mùa hè của kí ức đã sống dậy trong tâm trí của nhà thơ với những đặc trưng về âm thanh, màu sắc, hương vị.

Câu 7 trang 29 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Đọc các văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

(1)                                    Bông sen mùa hạ nở hồng

Dầu bùn, dầu cặn mà lòng vẫn thơm!

(Theo Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Tháp, Thơ văn Đồng Tháp, tập 1 (Trước 1945), NXB Tổng hợp Đồng Tháp, 1986)

(2)                                    Quê em hai dải cù lao,

Có dừa ăn trái, có cau ăn trầu

Quê anh có cửa biển sâu

Có ruộng lấy muối, có dâu nuôi tằm.

(Theo Nguyễn Quốc Tuý, Trần Gia Linh, Sđd)

(3)      Đứng bên ni2 động, ngó bên têđồng, mênh mông bát ngái,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn lúa đòng đòng4,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

(Theo Ngữ văn 7, tập một, Nguyễn Khắc Phi (TCB), NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

(4)                                    Sông Tô5 một dải lượn vòng

Ấy nơi liệt nữ anh hùng giáng sinh

1 Câu hát về xã Mỹ Hoà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

2 Ni (tiếng địa phương miền Trung): này.

3 (tiếng địa phương miền Trung): kia.

4 Lúa đòng đòng: lúa sắp trổ bông.

5 Sông Tô: sông Tô Lịch.

Sông Hồng uốn khúc chảy quanh

Giai nhân tài tử lừng danh trong ngoài.

(Theo Kho tàng Ca dao người Việt, Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (Chủ biên), tập 3 (từ NH đến Y), NXB Văn hoá - thông tin, Hà Nội, 1995)

a. Xác định vẻ đẹp quê hương được thể hiện qua những văn bản trên và lí giải.

b. Chỉ ra một nét độc đáo trong mỗi văn bản trên và cho biết vì sao đó lại là nét độc đáo của văn bản.

Trả lời:

a. - Vẻ đẹp quê hương được thể hiện qua bài ca đao (1) là vẻ đẹp về cảnh sắc và con người. Hình ảnh “bông sen mùa hạ” được sử dụng trong bài ca dao có thể được hiểu là cảnh sắc tiêu biểu của quê hương Đồng Tháp nhưng cũng có thể hiểu đó là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho vẻ đẹp của con người quê hương “dầu bùn, dầu cặn” nhưng vẫn giữ được tấm lòng thơm thảo giữa cuộc đời.

- Vẻ đẹp quê hương được thể hiện qua bài ca dao (2) là vẻ đẹp về cảnh sắc (“hai dải cù lao”, “cửa biển sâu”) và sản vật (“dừa ăn trái”, “cau ăn trầu”, “ruộng lấy muối”, “dâu nuôi tằm”). Tất cả những hình ảnh được nhắc đến trong bài ca dao gợi sự phong phú, giàu có của quê hương.

- Vẻ đẹp quê hương được thể hiện qua bài ca dao (3) là vẻ đẹp về con người quê hương (“Thân em như chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”). Hình ảnh so sánh được sử dụng cho thấy được vẻ đẹp tràn đầy sức sống, trẻ trung, đầy sự tự tin, lạc quan của con người quê hương.

- Vẻ đẹp quê hương được thể hiện qua bài ca dao (4) là vẻ đẹp về cảnh sắc (“Sông Tô một dải lượn vòng”, “Sông Hồng uốn khúc chảy quanh”) và con người (“Ấy nơi liệt nữ anh hùng giáng sinh”, “Giai nhân tài tử lừng danh trong ngoài”). Những hình ảnh như “một dải lượn vòng”, “uốn khúc chảy quanh” gợi liên tưởng đến cảnh sắc trữ tình, đường cong mềm mại, uốn lượn, nên thơ của những dòng sông quê hương (sông Tô, sông Hồng). Còn những hình ảnh như “liệt nữ”, “giai nhân” nhắc nhớ đến những con người oanh liệt, tuyệt sắc, tài giỏi của quê hương.

b. HS có thể chọn và chỉ ra một nét độc đáo trong mỗi văn bản trên (có thể là nét độc đáo về cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ hoặc biện pháp nghệ thuật được sử đụng để chuyển tải giá trị nội dung của văn bản) và lí giải vì sao lại xem đó là nét độc đáo của văn bản. HS có thể sử dụng bảng sau để hoàn thành câu hỏi này:

Bài ca dao

Nét độc đáo

Lí giải

1

Sử dụng hình ảnh bông hoa sen

Đây là hình ảnh quen thuộc của ca dao, dù có sống trong bùn nhưng vẫn luôn thơm ngát.

2

Sử dụng các hình ảnh giản dị với cuộc sống

Mang đến sự gần gũi

3

Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú

Mang đến sự độc đáo, khác biệt vì đây là thể thơ do người Việt Nam sáng tạo.

4

Sử dụng các địa danh có thật

Tạo sự chân thực, gần gũi cho câu ca dao

Xem thêm các bài giải Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay khác: