Giải SBT Ngữ Văn 6 Bài 3: Tiếng Việt trang 30, 31 - Chân trời sáng tạo Sách bài tập Ngữ văn 6


Giải SBT Ngữ Văn 6 Bài 3: Tiếng Việt trang 30, 31 - Chân trời sáng tạo

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 3: Tiếng Việt trang 30, 31 bộ sách Chân trời sáng tạo chi tiết được Giáo viên biên soạn bám sát chương trình Sách bài tập Ngữ Văn 6 giúp học sinh làm bài tập về nhà trong SBT Ngữ Văn 6 dễ dàng hơn.

Giải SBT Ngữ Văn 6 Bài 3: Tiếng Việt trang 30, 31 - Chân trời sáng tạo

Câu 1 trang 30 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Nối cột A (thứ tự thực hiện) với cột B (nội dung thao tác) để xác định các thao tác lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết.

A (Thứ tự thực hiện)

B (Nội dung thao tác)


1

a. Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa; từ đó lựa chọn  những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn

thể hiện.

2

b. Xác định nội dung cần diễn đạt.

3

c. Cân nhắc khả năng kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn

với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một

câu (đoạn) văn.

Trả lời:

Đáp án: 1 – b; 2 – a; 3 – c

Câu 2 trang 30 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau và giải thích lí do lựa chọn:

a. Để điều trị căn bệnh này, đó là loại thuốc (hiệu quả/ hiệu nghiệm) nhất.

b. Đi học muộn là (nhược điểm/ khuyết điểm) của học sinh ấy.

c. Cô bé ấy có làn da (trắng nõn/ trắng tinh) và một mái tóc dài óng ả.

Trả lời:

a. Hiệu nghiệm. Vì:

- Hiệu nghiệm: Công hiệu, kết quả thấy rõ, thường dùng trong kết hợp vị thuốc hiệu nghiệm.

- Hiệu quả: kết quả thực của việc làm mang lại.

b. Khuyết điểm, vì:

- Nhược điểm: chỗ kém, chỗ yếu.

- Khuyết điểm: điều thiếu sót, điều sai trong hành động, suy nghĩ hoặc tư cách.

Trong ngữ cảnh của câu văn, “đi học muộn” là sự thiếu sót trong hành động của “em học sinh ấy” nên từ “khuyêt điểm” được lựa chọn.

c. Trắng nõn, vì:

- Trắng nõn: trắng mịn và mượt, trông mềm mại và tươi đẹp, thường được dùng để miêu tả nước da của người.

- Trắng tinh: rất trắng và đều một màu, gây cảm giác rất sạch.

Câu 3 trang 30 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Hãy lí giải vì sao trong câu văn sau “Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện” (Đoàn Giỏi, Sông mước Cà Mau), tác giả không dùng từ “san sát” mà lại dùng từ “chi chít”.

Trả lời:

Trong câu văn sau “Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện” (Đoàn Giỏi, Sông nước Cà Mau), tác giả không dùng từ “san sát” mà dùng từ “chi chít” vì:

- San sát: nhiều và liền sát vào nhau, như không còn có khe hở, thường dùng để miêu tả nhà cửa, thuyền bè,...

- Chi chít: (vật nhỏ) rất nhiều và cái này sít cái kia, hầu như không còn chỗ trống, chỗ hở.

Vì từ “san sát” không phù hợp với việc miêu tả kênh rạch (vốn là những sự vật nhỏ hơn nhà cửa, thuyền bè) nên tác giả đã dùng từ “chi chít” để miêu tả.

Câu 4 trang 31 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Trong cặp câu lục bát sau, vì sao Tố Hữu không dùng “ve kêu” mà lại dùng “ve ngân” và không dùng “nắng vàng” mà lại dùng “nắng đào”?

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đây sân nắng đào.

(Tố Hữu, Khi con tu hú)

Trả lời:

Trong cặp câu lục bát sau:

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.

(Tố Hữu, Khi con tu hú)

Tố Hữu không dùng “ve kêu” mà dùng “ve ngân” vì từ “ngân” gợi được sự liên tưởng âm thanh tiếng ve vang lên như những khúc nhạc du dương, ngân nga đặc trưng của mùa hè. Còn từ “đào” trong “nắng đào” gợi được màu tươi thắm, vàng rực rỡ của nắng hè, sắc nắng khác hẳn với nắng thu và nắng xuân. Đó là lí do vì sao tác giả không dùng “nắng vàng” mà lại dùng “nắng đào”.

Câu 5 trang 31 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Cho đoạn thơ sau:

Dẻo thơm hạt gạo quê hương

Có cả “năm nắng mười sương” người trồng

Từng bông rồi lại từng bông

Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta.

(Trần Đức Đủ, Hương lúa quê ta)

a. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

b. Vì sao tác giả chọn dùng “trĩu cong” mà lại không dùng “nặng cong” dù vẫn đảm bảo quy tắc phù hợp về thanh điệu trong câu bát?

Trả lời:

a. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là ẩn dụ (“năm nắng mười sương”) và so sánh (“Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta”). Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những nhọc nhằn, vất vả để làm ra hạt gạo của người nông dân, còn hình ảnh so sánh vừa giúp cho việc diễn đạt sinh động, gợi hình vừa giúp tác giả thể hiện được niềm cảm thương sâu sắc và sự trân trọng, yêu thương với những thành quả lao động của người nông dân.

b. Trong câu thơ “Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta”, tác giả chọn “trĩu cong” mà không dùng “nặng cong” dù vẫn đảm bảo quy tắc phù hợp về thanh điệu trong câu bát vi “trĩu cong” gợi được dáng cong và độ sai trĩu của từng bông lúa. Còn “nặng cong” dường như chỉ gợi được sức nặng, dáng cong của từng bông lúa nhưng không thể hiện rõ sức nặng ấy là do sai trĩu mà nên. Vậy nên “trĩu cong” vẫn miêu tả được trọn vẹn, rõ ràng hơn dụng ý nghệ thuật của tác giả đoạn thơ.

Câu 6 trang 31 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Theo em, từ “trăm” và “nghìn” trong những câu thơ sau nên được hiểu như thế nào?

Đất trăm nghề của trăm vùng

Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

(Nguyễn Đình Thi, Bài thơ Hắc Hải (1955 — 1958),

Tuyển thơ Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 2001)

Trả lời:

Từ “trăm” và “nghìn” trong những câu thơ này nên được hiểu theo nghĩa tượng trưng, ý nói rất nhiều, chứ không nên hiểu theo nghĩa số đếm cụ thể.

Xem thêm các bài giải Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay khác: