Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài tập 4 trang 26, 27 - Kết nối tri thức


Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài tập 4 trang 26, 27

Bài tập 4. trang 26, 27 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Nước là một nhà du hành vĩ đại không ngừng thay đổi hình dạng. Nó rời khỏi biển ở thể lỏng rồi lại xuất hiện trong không khí ở thể khí, sau đó rơi xuống dưới dạng băng trên các ngọn núi. Tại đó, cuộc du hành của nước tiếp tục, nó trở lại thể lỏng, chảy trong các dòng sông lớn nhỏ, rồi lại đổ ra biển, điểm xuất phát ban đầu. Trong suốt vòng tuần hoàn này, nước đều có ích cho các sinh thể. Nước là thành phần cơ bản tạo nên các loài thực vật và động vật, trong đó có con người chúng ta, và chúng ta không thể sống thiếu nước. Chúng ta sử dụng nước từng giây từng phút, để uống, tưới tiêu, sản xuất điện, … Nước thật quý giá!

(Nhiều tác giả, Bách khoa thư thế hệ mới, NXB Dân trí, hà Nội, 2017, tr. 28)

Câu 1 trang 26 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Vấn đề chính được nói đến trong đoạn trích là gì?

Trả lời:

Vấn đề chính được nói tới trong đoạn trích là hành trình của nước trên Trái Đất và vai trò của nước đối với sự sống nói chung, con người nói riêng.

Câu 2 trang 26 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Tại sao nước lại được ví với “một nhà du hành vĩ đại”?

Trả lời:

Nước được ví với “một nhà du hành vĩ đại” vì nó có một hành trình không ngừng nghỉ, luôn chuyển hoá từ dạng/ thể này sang dạng/ thể khác.

Câu 3 trang 26 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em hiểu thế nào về nội dung của câu “Nước là thành phần cơ bản tạo nên các loài thực vật và động vật, trong đó có con người chúng ta”?

Trả lời:

Câu “Nước là thành phần cơ bản tạo nên các loài thực vật, động vật, trong đó có con người chúng ta.” muốn nói đến tỷ trọng lớn của nước trong cơ thể mọi sinh vật.

Câu 4 trang 26 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Trong vòng tuần hoàn của mình, nước đã từng tồn tại ở những dạng/ thể nào? Hãy nêu suy luận của em về tầm quan trọng của băng tồn tại trên các đỉnh núi cao và ở hai đầu địa cực (Bắc Cực và Nam Cực)

Trả lời:

Trong vòng tuần hoàn của mình, nước đã từng tồn tại dưới các dạng/ thể: lỏng, khí, băng. Như vậy, khối lượng băng tổn tại trên các đỉnh núi cao và ở hai đầu địa cực có thể được xem là một nguồn tài nguyên nước vô cùng quan trọng.

Câu 5 trang 27 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nước có tầm quan trọng như thế nào đối với sự sống?

Trả lời:

Tầm quan trọng của nước đối với sự sống: tạo dung môi thích hợp cho sự tổn tại và sinh trưởng của muôn loài; là thành phần cấu tạo không thể thiếu của mọi cơ thể sinh vật.

Câu 6 trang 27 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: “Nước thật quý giá!” – câu kết của đoạn trích có thể gợi lên trong em những suy nghĩ gì?

Trả lời:

Câu kết của đoạn trích (Nước thật quý giá!) ngẫm chứa lời kêu gọi bảo vệ tài nguyên nước, không sử dụng lãng phí nước, giữ sạch nguồn nước,...

Câu 7 trang 27 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Câu nào có thể được xem là câu chủ thể của đoạn trích?

Trả lời:

Câu có thể được xem là câu chủ đề của đoạn trích: Nước là một nhà du hành vĩ đại không ngừng thay đổi hình dạng.

Câu 8 trang 27 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu nhận xét về cách triển khai vấn đề của đoạn trích (chú ý sự phát triển tiếp nối giữa 3 câu đầu và 4 câu sau)

Trả lời:

Cách triển khai vấn đề của đoạn trích: thoạt đầu, đoạn trích nói về vòng tuần hoàn của nước, tiếp đó, chuyển sang ý nói về ích lợi của nước đối với đời sống của muôn loài, trong đó có con người. Với cách triển khai này, đoạn trích vừa làm sáng tỏ được ý nghĩa của hình tượng “nhà du hành/ vừa nêu bật được vai trò “vĩ đại” của nước - tức là những điều được song song gợi lên ngay trong câu chủ đề.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay khác: