Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Câu 6 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

   Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng chữ rông thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lấ cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc, những con bọ đừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp … Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ:

- Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?

a. Nội dung chính của đoạn trích là gì?

b. Tác giả muốn lầm nổi bật điều gì qua đoạn trích này?

c. Em thích chi tiết nào trong đoạn trích? Vì sao?

Trả lời:

a. Nội dung chính của đoạn trích là miêu tả lại không khí của giờ tập viết tiếng Pháp trong buổi học cuối cùng.

b. Với đoạn trích này, tác giả muốn làm nổi bật tình yêu tiếng mẹ đẻ của các em học sinh sau khi được thầy Ha-men truyền giảng. Với các em, tiếng Pháp là tất cả: “Ai nấy đều chăm chú hết sức và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc, những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp …”.

Tác giả dùng cái động để nói về cái tĩnh (tiếng ngòi bút chạy trên giấy, tiếng côn trùng bay vào cửa sổ, tiếng bồ câu gũ khẽ, … làm nổi bật không khí trang nghiêm, yên lặng khác thường của lớp học); đến lượt cãi tĩnh ấy lại là nền cho những xao động cuộn sóng trong lòng người về buổi học cuối cùng, về tình cảnh mất chủ quyền đất nước, mất cả tiếng nói của cha ông, quyền dạy và học tiếng nói của dân tộc mình …

c. Trong đoạn trích em thích nhất chi tiết: “Thầy bèn quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”.

Vì chi tiết này thể hiện sự đau đớn về mặt tinh thần của thầy giáo trước giây phút tiếng nói dân tộc sắp bị mất đi. Hành động khi viết lên bảng dòng chữ “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM” thầy đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong tim những người dân Pháp.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: