Giải SBT Ngữ văn 7 Bài tập 2 trang 40 Kết nối tri thức
Trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử trong xã hội hiện nay.
Giải SBT Ngữ văn 7 Bài tập 2 trang 40 Kết nối tri thức
Bài tập 2 trang 40 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử trong xã hội hiện nay.
Trả lời:
- Em có thể chuẩn bị nội dung bài nói theo gợi ý:
+ Giới thiệu khái quát suy nghĩ của em về vai trò, ý nghĩa của các di tích lịch sử trong đời sống tinh thần con người (là tài sản quý báu của dân tộc; góp phần tạo nên sức mạnh đoàn kết, nối kết các thế hệ; là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai;...).
+ Chỉ ra thực trạng nhức nhối, đáng báo động của việc phá hoại các di tích lịch sử (đập phá di tích lịch sử; vẽ bậy lên các di tích; trùng tu, tôn tạo không đúng cách khiến cho nhiều di tích cổ đã không còn giữ được giá trị lịch sử vốn có;...).
+ Đề xuất một số giải pháp cụ thể để bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử trong xã hội hiện nay (mỗi cá nhân cần phải nâng cao ý thức của mình; tăng cường phát huy sự giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội; nhà nước có chính sách bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử, xử phạt thật nghiêm những hành vi phá hoại các di tích lịch sử;...).
- Trình bày bài nói theo nội dung đã chuẩn bị. Em có thể trình bày cho các bạn trong nhóm hoặc cả lớp cùng nghe để nhận được các góp ý, từ đó hoàn thiện bài trình bày của mình.
* Bài nói mẫu tham khảo:
Các bạn thân mến! Trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, mọi thứ đều đang thay đổi một cách nhanh chóng và giúp con người tiến xa hơn. Nhưng có một thứ mà dứt khoát chúng ta phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy, đó chính là bản sắc văn hóa dân tộc.
Văn hóa truyền thống của dân tộc là những giá trị về vật chất và tinh thần được lưu giữ, truyền thụ từ xưa cho đến nay. Ý nghĩa mà nó để lại cho mỗi một đất nước là rất lớn. Nó kết tinh những tinh hoa của thế hệ đi trước để lại, góp phần tạo nên cái bản sắc riêng, đặc trưng của một dân tộc mà chúng ta không thể đánh mất. Văn hóa là một phạm trù rộng, nên ở đây chúng ta không bàn luận sâu về bản chất của nó. Còn việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc là trách nhiệm của đất nước, của mỗi công dân.
Một quốc gia muốn xây dựng và phát triển mọi mặt, nhất là về kinh tế, chính trị - xã hội, không thể bỏ qua được việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Nó là cội nguồn tạo ra những giá trị bền vững, là nền tảng đạo đức để người dân soi chiếu hình thành những phẩm chất tốt đẹp và bản lĩnh trong yêu cầu mới của thời đại. Giữ gìn văn hóa truyền thống cũng giúp đất nước có sự lựa chọn những cái mới để hội nhập. Chúng ta không thể để ồ ạt các yếu tố văn hóa của thế giới tràn vào Việt Nam và hình thành được, bắt buộc phải đi qua hệ quy chiếu của truyền thống, có thực sự phù hợp, thích nghi để phát triển. Đầu tư kinh tế cũng vậy. Việt Nam khao khát làm giàu, nhưng cách làm giàu từ nước ngoài mà không tôn trọng văn hóa người Việt cũng không thể tồn tại lâu bền được. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống cũng có nhiều hạn chế nhất định, chẳng hạn như sự rườm rà trong cung cách, sự chồng chèo trong các mối quan hệ, chưa đủ tầm vóc đối với những vấn đề được coi là lớn.
Vì vậy, muốn giữ gìn thì cũng phải thay đổi sao cho phù hợp. Điều đáng lo ngại nhất trong bối cảnh hiện nay là sự phóng khoáng thái quá của giới trẻ - tầng lớp sẽ trực tiếp giữ gìn điều này, cơ chế quản lý văn hóa truyền thống đôi khi còn lỏng lẻo,… khiến cho việc giữ gìn truyền thống văn hóa còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ trong vấn đề bảo vệ đất nước cũng nảy sinh. Nhưng chúng ta tin những gì là thuộc về bản chất con người Việt Nam, nét đẹp trong văn hóa Việt Nam thì trong tiềm thức mỗi người dân đều có ý thức giữ gìn.
Các bạn trẻ ngoài việc được giáo dục, cũng phải tự ý thức về điều đó, để đất nước chúng ta sau này có phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc thì cũng giống họ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc.