SBT Ngữ văn 7 Bài tập 4 trang 22, 23 Kết nối tri thức


Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Giải SBT Ngữ văn 7 Bài tập 4 trang 22, 23 Kết nối tri thức

Bài tập 4. trang 22, 23 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi chợt nảy ra một ý nghĩ bất ngờ.

- Này các cậu ơi - tôi gọi các bạn - ta đổ ki-giắc vào trường đi, đến mùa đông sẽ có nhiều cái đốt sưởi hơn.

- Thế về nhà tay không à? Chà, khôn đấy nhỉ!

- Nhưng ta sẽ quay lại nhặt thêm nữa.

- Thôi muộn mất, về nhà lại phải mắng đấy.

Và bọn con gái không chờ tôi, cứ rảo cẳng về nhà.

Cho đến nay tôi vẫn không hiểu hôm ấy cái gì xui khiến tôi dám làm một việc

như thế. Không biết vì tôi giận các bạn đã không nghe tôi nên cứ muốn làm theo ý mình, hay từ thuở bé mọi ước nguyện, mọi ý muốn của tôi đều bị chôn vùi dưới những lời mắng chửi, những cái bạt tai của những con người phũ phàng; chỉ biết là tôi vẫn thấy muốn làm việc gì để cảm ơn con người thật ra không quen biết ấy, để đền đáp lại nụ cười đã sưởi ấm lòng tôi, đền đáp lòng tin cậy của người ấy đối với tôi, đền đáp mấy câu nói nhân từ ấm áp. [...] Khi các bạn bỏ tôi lại, tôi chạy trở về trường Đuy-sen, trút bao ki-giắc xuống dưới cửa và cắm đầu chạy men theo các khe rãnh, các hẻm đá ở chân núi nhặt ki-giắc.

Tôi cứ chạy mãi, không còn biết mình đi đâu nữa, như thể vì quá dư sức mà tim tôi sung sướng đập rộn rã trong lồng ngực, tựa hồ như tôi đã làm nên công trạng gì vô cùng to lớn. Và cả mặt trời cũng như biết rõ vì đâu tôi sung sướng đến thế. Phải, tôi tin rằng mặt trời cũng biết vì đâu tôi lại chạy tung tăng nhẹ nhàng như thế. Bởi vì tôi đã làm được một việc nhỏ hữu ích.

Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy dường như còn

chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi, mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím. Từng cụm bông lau khô vun vút bay hai bên như những tia lửa lập loè. Mặt trời rọi lửa lên những chiếc cúc mạ bạc trên tấm áo đầy mụn vá tôi mặc. Và tôi cứ chạy đi, trong lòng hoan hỉ nói với đất trời, với gió mây: “Hãy nhìn tôi đây! Hãy nhìn xem tôi đang kiêu hãnh chừng nào! Tôi sẽ học hành, tôi sẽ đến !...”

(Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, Gia-mi-li-a (Jaymilya) - Truyện núi đồi và thảo nguyên,

Phạm Mạnh Hùng - Nguyễn Ngọc Bằng - Cao Xuân Hạo - Bồ Xuân Tiến dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2019, tr.369— 371)

Câu 1 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Vì sao nhân vật An-tư-nai quyết định trút lại bao ki-giắc ở trường Ðuy-sen?

Trả lời:

- Lí do nhân vật An-tư-nai quyết định trút lại bao ki-giắc ở trường Ðuy-sen: Không biết vì tôi giận các bạn đã không nghe tôi nên cứ muốn làm theo ý mình, hay từ thuở bé mọi ước nguyện, mọi ý muốn của tôi đều bị chôn vùi dưới những lời mắng chửi, những cái bạt tai của những con người phũ phàng; chỉ biết là tôi vẫn thấy muốn làm việc gì để cảm ơn con người thật ra không quen biết ấy, để đền đáp lại nụ cười đã sưởi ấm lòng tôi, đền đáp lòng tin cậy của người ấy đối với tôi, đền đáp mấy câu nói nhân từ ấm áp.

Câu 2 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nêu những cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai sau khi trút lại bao ki-giắc ở trường. Theo em, điều gì khiến An-tư-nai có tâm trạng như vậy?

Trả lời:

An-tư-nai không hề lo lắng, sợ hãi dù không còn ki-giắc để mang về nhà. Trái lại, em vui sướng, hân hoan vì lần đầu tiên được tự mình làm một việc hữu ích. Em vừa tự hào, kiêu hãnh về bản thân vừa tràn đầy hi vọng mình sẽ được đi học ở trường của thầy Ðuy-sen,...

Câu 3 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Liên hệ với nội dung phần (3) của văn bản Người thầy đầu tiên trong SGK và chỉ ra những chi tiết cho thấy thầy Ðuy-sen biết người trút lại bao ki-giắc ở trường chính là An-tư-nai. Điều đó có ý nghĩa như thế nào với An-tư-nai?

Trả lời:

Câu hỏi: “An-tư-nai, lần ấy có phải em trút lại ki-giắc ở trường không?” và nụ cười của thầy Đuy-sen chứng tỏ thầy biết An-tư-nai chính là người đã trút lại bao ki-giắc ở trường. An-tư-nai rất cảm động, vui sướng vì thầy Đuy-sen không chỉ yêu thương mà còn hiểu và trân trọng em.

Câu 4 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Em hãy dựa vào các chi tiết miêu tả hành động, cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai trong đoạn trích trên để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật.

Trả lời:

- Đặc điểm tính cách của nhân vật An-tư-nai, em cần nêu được các ý cơ bản sau: nhạy cảm, tinh tế; biết quan tâm, giúp đỡ mọi người; biết cảm nhận và trân trọng tình yêu thương của thầy Đuy-sen; hiếu học;...

Câu 5 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho danh từ trong đoạn văn sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:

Không biết vì tôi giận các bạn đã không nghe tôi nên cứ muốn làm theo ý mình, hay từ thuở bé mọi ước nguyện, mọi ý muốn của tôi đều bị chôn vùi dưới những lời mắng chửi, những cái bạt tai của những con người phũ phàng; chỉ biết là tôi vẫn thấy muốn làm việc gì để cảm ơn con người thật ra không quen biết ấy, để đền đáp lại nụ cười đã sưởi ấm lòng tôi, đền đáp lòng tin cậy của người ấy đối với tôi, đền đáp mấy câu nói nhân từ ấm áp.

Trả lời:

Các phó từ (được in đậm) trong đoạn văn là: các bạn, mọi ước nguyện, mọi ý muốn, những lời mắng chửi, những cái bạt tai những con người phũ phàng.

- Phó từ các chỉ số lượng nhiều, gồm tất cả sự vật được nói đến (bạn). Nếu trước danh từ có phó từ các thì sau danh từ đó không nhất thiết phải có từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho nó, ví dụ: các bạn, các học sinh, các thầy cô giáo,...

- Phó từ những chỉ số lượng nhiều của sự vật được biểu thị ở danh từ. Từ những và từ các trong nhiều trường hợp có thể thay thế cho nhau. Tuy vậy, giữa hai từ này vẫn có một số nét khác biệt, chẳng hạn, khác với từ các, nếu trước danh từ có phó từ những thì sau danh từ đó thường phải có từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho nó, ví dụ: những lời mắng chửi, những cái bạt tai, những con người phũ phàng, những bạn có mặt hôm qua, những học sinh chăm chỉ, những thầy cô giáo trường tôi,...

- Phó từ mọi chỉ số lượng không xác định với ý nhấn mạnh tất cả các sự vật được nói đến, ví dụ: mọi ước nguyện, mọi ý muốn, mọi người,...

Câu 6 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho động từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:

a. Cho đến nay tôi vẫn không hiểu hôm ấy cái gì xui khiến tôi dám làm một việc như thế.

b. Bởi vì tôi đã làm được một việc nhỏ hữu ích.

c. Hãy nhìn xem tôi đang kiêu hãnh chừng nào!

Trả lời:

a. không hiểu: Phó từ không bổ sung cho động từ hiểu ý nghĩa phủ định.

b. đã làm: Phó từ đã bổ sung cho động từ làm ý nghĩa hoàn thành một việc gì đó trước khi nói.

c. hãy nhìn: Phó từ hãy bổ sung cho động từ nhìn ý nghĩa mệnh lệnh, cầu khiến; đang kiêu hãnh: Phó từ đang bổ sung cho động từ kiêu hãnh ý nghĩa tiếp diễn.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: