SBT Ngữ văn 7 Bài tập 5 trang 13, 14, 15 Kết nối tri thức
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Giải SBT Ngữ văn 7 Bài tập 5 trang 13, 14, 15 Kết nối tri thức
Bài tập 5. trang 13, 14, 15 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi đi cạnh Nê-mô (Nemo) hướng theo ngọn lửa dẫn đường ấy. Đáy biển lúc đầu còn bằng phẳng, sau dâng cao dần. Chúng tôi chống gậy bước những bước dài nhưng chậm vì đáy biển đầy tảo và đá dăm...
[...] Một giờ đêm chúng tôi tới chân núi. Nhưng muốn trèo lên sườn núi dốc đứng thì phải theo những con đường nhỏ rất khó đi nằm giữa rừng cây rậm rạp. Đây đúng là một rừng cây đã chết, trụi hết lá, đã hoá đá vì tác động của muối biển...
Cảnh tượng thật chẳng lời lẽ nào tả xiết!
Thuyền trưởng Nê-mô vẫn đi trước. Tôi không muốn bị tụt lại nên cố theo sát
Nê-mô. Chiếc gậy rất được việc. Chỉ cần bước hụt là có thể lao xuống vực thẳm nằm kề bên những con đường hẹp. Tôi nhảy qua những khe núi sâu mà nếu ở trên cạn thì tôi đành chịu không dám vượt.
Tôi hiểu rõ rằng những điều tôi miêu tả về cuộc tham quan dưới đáy biển này
chắc các bạn sẽ cho là chuyện bịa hoàn toàn! Nhưng không, tôi không mơ ngủ đâu! Tất cả những cái đó tôi đều nhìn thấy tận mắt!
[...] Trước mắt tôi hiện ra một thành phố chết: những toà nhà đổ nát, những đền đài hoang tàn. Xa xa là những ống dẫn nước khổng lồ. Xa hơn một chút là vết tích của một hải cảng, nơi xưa kia có nhiều tàu buôn và tàu chiến ra vào. Xa hơn nữa là những dãy nhà đổ nát, những dãy phố hoang vu.
Tôi đang ở đâu? Ở đâu? Tôi muốn biết điều đó, muốn biết điều đó dù có phải
vứt bỏ cái mũ sắt đang bảo vệ đầu!
Nhưng thuyền trưởng Nê-mô đã bước tới gần tôi và ra hiệu cho tôi đừng làm
như vậy. Sau đó, ông ta lấy một viên đá trắng mềm viết lên tường một chữ: ÁT-LAN-TÍCH (ATLANTIS).
Át-lan-tích! Đó là một lục địa mà sự tồn tại được nhiều nhà bác học tranh cãi.
Lục địa đó đã nằm trước mắt tôi với tất cả những bằng chứng của tai hoạ đã xảy ra!
Cách đây nhiều thế kỉ, những trận lũ lụt và động đất đã hoành hành trên hành tinh của chúng ta. Chỉ cần một đêm và một ngày là lục địa Át-lan-tích đã bị xoá sạch khỏi mặt đất. Chỉ có những ngọn núi cao nhất là còn được trông thấy ngày nay!
Tôi nhớ lại tất cả những điều đó khi đọc chữ “Át-lan-tích” của Nê-mô. Số phận kì lạ đã đưa tôi đến ngọn núi của lục địa đã bị mất! Tôi được sờ mó vào những hòn đá của những toà nhà đồng thời với các thời đại địa chất! Tôi được bước chân lên mảnh đất mà những người nguyên thuỷ đã đi! Dưới chân tôi lạo xạo những vật hoá thạch đã sống ở thời kì xa xưa nhất dưới bóng cây giờ đây đã biến thành đá.
(Giuyn Véc-nơ, Hai vạn dặm dưới biển, Đỗ Ca Sơn dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2020, tr. 300 - 304)
Trả lời:
Đoạn trích viết về cuộc tham quan đáy biển của nhân vật “tôi” và thuyền trưởng Nê-mô. Sự việc không thể xảy ra trong thực tế, ít nhất là theo hiểu biết và kinh nghiệm của con người cho đến nay. Bởi đến tận ngày nay, con người vẫn chưa thể chinh phục đáy biển sâu.
Trả lời:
Nhân vật “tôi” đã đặt chân đến thành phố Át-lan-tích. Những chi tiết miêu tả thành phố:
- Thành phố chết
- Những toà nhà đổ nát, những đền đài hoang tàn
- Những ống dẫn nước khổng lồ
- Vết tích của một hải cảng, nơi xưa kia có nhiều tàu buôn và tàu chiến ra vào
- Những dãy nhà đổ nát, những dãy phố hoang vu.
Trả lời:
Theo huyền thoại, Át-lan-tích là một thành phố đã từng tồn tại cách đây khoảng mười nghìn năm, ở vùng lục địa Á - Âu. Thành phố vĩ đại này đã chìm xuống dưới đáy Địa Trung Hải sau một cơn động đất hoặc sóng thần. Sự tồn tại cũng như biến mất bí ẩn của thành phố huyền thoại này cho đến nay vẫn luôn thu hút sự tìm tòi và khám phá của các nhà khoa học, nhà thám hiểm trên thế giới.
(1) Tôi đang ở đâu? (2) Ở đâu? (3) Tôi muốn biết điều đó, muốn biết điều đó dù có phải vứt bỏ cái mũ sắt đang bảo vệ đầu!
(4) Nhưng thuyền trưởng Nê-mô đã bước tới gần tôi và ra hiệu cho tôi đừng làm như vậy.
Trả lời:
Các từ ngữ giữ vai trò là phương tiện liên kết giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn trong đoạn trích: từ ngữ lặp lại (ở đâu xuất hiện hai lần); từ ngữ thay thế (điều đó ở câu (3) thay thế cho ở đâu ở câu (2), làm như vậy ở câu (4) thay thế cho vứt bỏ cái mũ sắt đang bảo vệ đầu ở câu (3)); quan hệ từ nhưng có vai trò nối hai đoạn với nhau.
Các phương tiện liên kết này bảo đảm sự kết nối về hình thức giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn trong đoạn trích. Sự liên kết đó cùng với sự mạch lạc về nội dung làm cho các câu, đoạn văn tạo thành một chỉnh thể thống nhất, thể hiện sự tò mò, háo hức muốn khám phá nơi mình đặt chân đến của nhân vật.
Câu 5 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau:
Trước mắt tôi hiện ra một thành phố chết: những toà nhà đổ nát, những đền đài hoang tàn. Xa xa là những ống dẫn nước khổng lồ. Xa hơn một chút là vết tích của một hải cảng, nơi xưa kia có nhiều tàu buôn và tàu chiến ra vào. Xa hơn nữa là những dãy nhà đổ nát, những dãy phố hoang vu.
Trả lời:
Nội dung chính của đoạn văn nói về một thành phố “chết” Các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: miêu tả dựa trên nguyên tắc phối cảnh từ gần đến xa, sử dụng phương tiện liên kết là các từ ngữ chỉ các cấp độ so sánh (xa xa, xa hơn một chút, xa hơn nữa). Đầu tiên là nơi gần nhất, tại vị trí mình đứng, người kể chuyện thấy những toà nhà đổ nát và những đền đài hoang tàn. Từ vị trí đó, người kể chuyện phóng tầm mắt ra xa hơn một chút và xa hơn nữa để nhìn bao quát toàn thành phố dưới đáy biển.