SBT Ngữ văn 7 Bài tập 6 trang 31 Kết nối tri thức
Đọc lại văn bản “Thân thiện với môi trường” (từ Bạn có cảm thấy yên tâm đến sống giảm rác từng chút một) trong SGK (tr. 100) và trả lời các câu hỏi:
Giải SBT Ngữ văn 7 Bài tập 6 trang 31 Kết nối tri thức
Bài tập 6. trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc lại văn bản “Thân thiện với môi trường” (từ Bạn có cảm thấy yên tâm đến sống giảm rác từng chút một) trong SGK (tr. 100) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Nêu khái quát điều tác giả muốn nhắn gửi trong đoạn trích.
Trả lời:
Điều tác giả muốn nhắn gửi trong đoạn trích là: Mỗi chúng ta, trong tư cách của một người tiêu dùng, hãy biết sống “giảm rác” và có trách nhiệm với môi trường.
Trả lời:
Trong đoạn trích có một nhận định: “Không có điều gì thật sự thân thiện với môi trường nếu nó không phải là một vòng tuần hoàn do thiên nhiên tạo ra.“
Có thể hiểu nhận định này như sau:
- Không thể chỉ dựa vào điều được quảng cáo để đánh giá tính thân thiện với môi trường của một vật liệu, sản phẩm, dịch vụ, địa điểm.
- Muốn biết một “đối tượng” có thực sự thân thiện với môi trường hay không, cần phải đặt nó vào trong một chuỗi quan hệ để xem xét chứ không nhìn nhận nó trong tình trạng cô lập, tách biệt.
- Một vật liệu, sản phẩm, dịch vụ, địa điểm thực sự thân thiện với môi trường thường được tạo nên theo nguyên tắc: đi ra từ thiên nhiên rồi về lại với thiên nhiên một cách êm đẹp.
Trả lời:
Với đoạn trích này, tác giả trực tiếp thể hiện niềm mong mỏi mỗi chúng ta phải trở thành một người tiêu dùng có trách nhiệm và thông minh. Điều có ý nghĩa mà em có thể rút ra từ đây là:
- Cần tỉnh táo khi lựa chọn sử dụng những sản phẩm công nghệ không đảm bảo các chỉ số bảo vệ môi trường.
- Cần có ý thức tìm hiểu sâu hơn về xuất xứ của một vật liệu, sản phẩm,... được quảng bá, mời gọi trên thị trường.
- Cần thực hành nghiêm chỉnh lối sống “giảm rác” vì tương lai của cộng đồng và sự an toàn chung của môi trường sống trên Trái Đất.
Trả lời:
Những ý hỏi mang màu sắc chất vấn xuất hiện dồn dập trong câu văn đầu tiên của đoạn trích buộc người đọc không thể lảng tránh vấn đề được tác giả đặt ra. Chúng kích thích người đọc tìm lời giải đáp để cùng tác giả xây dựng thái độ ứng xử đúng đắn trước nhiệm vụ bảo vệ môi trường và thực hành lối sống xanh hay lối sống “giảm rác”
Trả lời:
Trong từ tái chế có nghĩa chung là “chế tạo lại từ những sản phẩm cũ, hỏng hoặc từ đồ phế thải” (Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê (Chủ biên)), riêng yếu tố tái có nghĩa là “lại; hai lần; lần thứ hai” và yếu tố chế có nghĩa là “tạo ra; làm ra“ Một số từ có yếu tố tái: tái bản, tái bút, tái diễn, tái phát, tái sinh, tái tạo,... Một số từ có yếu tố chế: chế biến, chế phẩm, chế tác, chế tạo,...
Trong từ vật liệu có nghĩa chung là “vật dùng để làm cái gì” (Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê (Chủ biên)), riêng yếu tố vật có nghĩa là “những cái tồn tại trong không gian và thời gian (nói chung)” và yếu tố liệu có nghĩa là “vật“ Một số từ có yếu tố vật: vật chất, vật dụng, vật phẩm, vật tư,... Một số từ có yếu tố liệu: chất liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, phế liệu, tài liệu,...