SBT Ngữ văn 7 Bài tập 9 trang 34, 35, 36 Kết nối tri thức
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Giải SBT Ngữ văn 7 Bài tập 9 trang 34, 35, 36 Kết nối tri thức
Bài tập 9. trang 34, 35, 36 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Lễ hội “nghinh Ông” ở xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những lễ hội thờ cúng cá voi được xác định đã có lâu đời, ít nhất là từ đầu thế kỉ trước. [...] Tại xã Cần Thạnh, trước ngày lễ hội người ta đã tạm ngưng mọi việc đi biển để lo trang trí ghe thuyền cũng như chuẩn bị các điều kiện khác cho lễ hội. Từ chiều ngày 15 tháng 8 đến sáng ngày 16 tháng 8 âm lịch, quanh khu vực Lăng Ông (nơi thờ cá voi), người ta đã tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian sôi nổi... Khoảng 9 giờ ngày 16 tháng 8, nghi thức chính của lễ hội bắt đầu bằng “Lễ nghinh (rước) Ông” trên biển với hàng trăm chiếc ghe (thuyền) được trang hoàng cờ hoa rực rỡ và có bày hương án cùng các lễ vật như heo quay (với đủ cả “bộ đồ lòng”), xôi, gạo, muối, hoa, trái, nhang, đèn và vàng bạc,... Trong đó, chiếc ghe của chủ lễ phải là ghe lớn nhất và được trang hoàng đặc biệt nhất: rồng được vẽ hai bên thành ghe, hoa (vạn thọ) trang trí bốn góc mui ghe, cờ nước và nhiêu cờ ngũ hành ở trước và sau ghe, những hoành phi đề chữ to “Cung nghinh Ông Thuỷ Tướng? “Hiển hách anh linh” và “Quốc thái dân an” Trên ghe, bên cạnh bàn hương án có linh vị thờ Ông là các lễ vật, các đồ khí tự... và túc trực chung quanh là Ban tế lễ, Ban nhạc lễ cùng các lễ sinh... Tất cả đều mặc lễ phục trang trọng.
Sau vài giờ di chuyển ra khơi xa, trong khi cả đoàn ghe di chuyển chậm lại để chờ đợi thì chiếc ghe của chủ lễ đi thêm một đoạn rồi dừng lại giữa biển để làm “Lễ cúng Ông? Sau ba hồi trống nổi lên, vị chủ lễ bắt đầu thực hiện việc tế tự theo nghi thức cổ truyền Nam Bộ như dâng hương, dâng rượu, dâng trà, đọc văn tế (trước kia sau khi làm lễ xong người ta còn ném các lễ vật xuống biển để “cúng” những người chết biển...). Sau đó, kết thúc “Lễ cúng Ông” trên biển trước đây phải là những tràng pháo ròn rã, là hiệu lệnh để tất cả các ghe thuyền cùng tiến ra đón “Ông” và cùng “Ông” diễu hành quay trở về bờ. Không khí lúc này thật rộn ràng bởi tiếng pháo, tiếng chiêng, tiếng trống vang động cả một vùng biển trời dày đặc những thuyền ghe lớn nhỏ xen cài vào nhau. [...]
Từ bến tàu trở về Lăng Ông lại tiếp tục diễn ra “Lễ rước Ông” rất long trọng với múa lân (sau này có cả múa rồng) cùng tiếng nhạc, tiếng pháo tưng bừng và đông nghịt người kéo theo đoàn rước giữa những bàn hương án toả nhang khói mù mịt hai bên đường đi. Sau khi làm lễ an vị Ông tại lăng, lễ tế Tiền Hiền, Hậu Hiền diễn ra và tiếp theo, ngay tối hôm đó (tức ngày 16 tháng 8, khoảng 12 giờ khuya), lễ “Chánh tế” được cử hành với các nghi thức và lễ vật tương tự như trong lễ Kì Yên của cung đình Nam Bộ. Sau đó là phần “Hát bội” Chen kẽ giữa các nội dung trên là phần tế lễ tự do cho khách thập phương, và đương nhiên không thể thiếu những buổi liên hoan ăn uống, sinh hoạt văn nghệ vui vẻ tại lăng hoặc tại các gia đình ngư dân.
(Huỳnh Quốc Thắng, Lễ hội dân gian của người Việt ở Nam Bộ, Viện Văn hoá và
NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2003, tr. 105 - 109)
Trả lời:
Có thể xem đoạn trích là một văn bản thông tin độc lập. Xét về mục đích viết và nội dung thông tin, “văn bản” này hoàn toàn có thể được xếp cùng loại với văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô vì cả hai đều viết về lễ tục, có phần giới thiệu chi tiết các quy tắc, luật lệ phải được tuân thủ trong quá trình thực hành lễ tục.
Trả lời:
Vì giới thiệu về lễ tục - một loại hoạt động diễn ra theo các bước được quy định chặt chẽ - nên thông tin trong đoạn trích chủ yếu được triển khai theo trình tự thời gian. Đây cũng là cách triển khai đã được tác giả văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô chọn lựa. Cũng như văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, các thông tin trong đoạn trích còn được tổ chức theo bố cục: Giới thiệu về lễ tục (xuất xứ, không gian, thời gian tiến hành, đối tượng tham gia,...)
=> Thuật lại diễn biến của lễ tục (các nghi thức, lễ vật, các bước tiến hành, các hoạt động bắt buộc và tự do,...)
=> Đánh giá chung về lễ tục (ý nghĩa, tác dụng, ảnh hưởng,...). Cần lưu ý: Việc đánh giá chung về lễ tục ở đoạn trích có phần mờ nhạt so với văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, do đoạn trích được lấy từ một cuốn sách mà phần đánh giá về các lễ tục nằm ở một đoạn khác.
Trả lời:
Các luật lệ của lễ hội nghinh Ông ở xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh đã được tác giả giới thiệu rất cụ thể:
- Các đồ lễ (khí tự) phải được chuẩn bị đầy đủ, công phu.
- Ngày, giờ làm lễ phải được xác định rõ ràng.
- Trình tự tiến hành lễ và các nghi thức phải được thực hiện đúng.
- Nơi nào làm lễ gì phải được phân định rõ.
Trả lời:
Lễ hội thờ cúng cá voi được ngư dân nhiều vùng duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam tổ chức hằng năm. Tuy mỗi nơi có cách tiến hành riêng nhưng tỉnh thần chung toát lên từ tất cả các lễ hội đó vẫn là niềm biết ơn đối với sự hào phóng của Mẹ thiên nhiên cũng như sự hỗ trợ to lớn của một số lực lượng tự nhiên đã giúp con người vượt qua nhiều hoạn nạn (cá voi hay cá Ông được xem là hiện thân của sự hỗ trợ ấy đối với những người lao động trên biển). Qua các lễ hội này, có thể thấy người dân lao động xưa, cụ thể là ngư dân, luôn muốn duy trì nếp sống hài hoà với tự nhiên, tôn trọng và nương theo quy luật của tự nhiên để xây dựng một cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
Trả lời:
Qua đoạn trích và qua văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, có thể thấy loại văn bản thông tin giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động hoàn toàn có thể hấp dẫn được người đọc. Sự hấp dẫn đó một phần do cái lạ của trò chơi hay hoạt động đưa lại (cái lạ thường gây tò mò), một phần do cách viết của các tác giả tạo nên. Trong cách viết, điều đáng nhấn mạnh là các tác giả thường kết hợp một cách nhuần nhị lối trình bày khúc chiết và lối miêu tả cụ thể; trong khi liên tiếp đưa ra những thông tin khách quan vẫn không quên chêm vào một số lời bình luận, phân tích hợp lí,... Ở nhiều văn bản, việc in kèm các bức ảnh minh hoạ sống động cũng khiến người đọc có được những ấn tượng tốt đẹp.
Trả lời:
Trong đoạn trích, ngoài các địa danh, tác giả còn viết hoa một số từ, cụm từ khác như: Ông, Lăng Ông, Lễ hội nghinh Ông, Lễ nghinh Ông, Lễ cúng Ông,... Từ Ông được viết hoa là vì tác giả muốn thể hiện thái độ kính trọng của ngư dân đối với cá voi - loài động vật biển được xem là đấng linh thiêng cần được tôn thờ; Lăng Ông là tên của nơi cá voi được ngư dân mai táng, được gọi một cách trang trọng, thành kính; còn các trường hợp khác là tên của lễ tục, lễ hội.