SBT Ngữ văn 8 Cánh diều Bài tập nói và nghe trang 26, 27


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tuyển chọn giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Bài tập nói và nghe trang 26, 27 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 8.

Giải SBT Ngữ văn 8 Cánh diều Bài tập nói và nghe trang 26, 27

Câu 1 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phương án nào không phải là mục đích của việc thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống?

A. Để có hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn về vấn đề

B. Để lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề phù hợp

C. Để phát triển kĩ năng tư duy phản biện

D. Để phát triển cảm xúc thẩm mĩ

Trả lời:

Đáp án D. Để phát triển cảm xúc thẩm mĩ

Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Những nội dung nào cần chú ý khi thảo luận ý kiến về một vấn đề trong ý đời sống?

a) Phát hiện, lựa chọn vấn đề có ý nghĩa bằng cách quan tâm, theo dõi các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh hoặc suy nghĩ từ các văn bản đọc hiểu

b) Tìm hiểu các thông tin về vấn đề và suy nghĩ, xác định ý kiến cá nhân của em về vấn đề đó

c) Khi thảo luận, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân về vấn đề

d) Khi thảo luận, cần bảo vệ ý kiến của bản thân bằng mọi cách

e) Khi thảo luận, cần lắng nghe, tôn trọng các ý kiến khác

Trả lời:

a) Phát hiện, lựa chọn vấn đề có ý nghĩa bằng cách quan tâm, theo dõi các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh hoặc suy nghĩ từ các văn bản đọc hiểu

b) Tìm hiểu các thông tin về vấn đề và suy nghĩ, xác định ý kiến cá nhân của em về vấn đề đó

c) Khi thảo luận, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân về vấn đề

e) Khi thảo luận, cần lắng nghe, tôn trọng các ý kiến khác

Câu 3 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Lựa chọn một ý nghĩa của tình yêu quê hương theo hướng dẫn lập dàn ý trong SGK, trang 55 và chuẩn bị ý kiến chi tiết của em về nội dung đó.

Trả lời:

- Ý nghĩa của tình yêu quê hương (giúp chúng ta hiểu và trân trọng nguồn cội, tổ tiên,…; biết quý trọng, gìn giữ và phát triển các truyền thống, bản sắc của quê hương, nuôi dưỡng tình yêu Tổ quốc của mỗi người,…).

- Quê hương tạo nên sức mạnh tinh thần mạnh mẽ để con người vượt qua mọi khó khăn, thách thức của hoàn cảnh. Đó là sức mạnh quật cường của con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trường kì. Chính tình yêu quê hương, xóm làng đã thôi thúc con người đứng lên đấu tranh để bảo vệ mảnh đất quê hương, giành độc lập cho đất nước bởi như nhà văn Ê-ren-bua từng nói "lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu Tổ quốc". Trong cuộc sống hiện đại, quê hương lại là điểm tựa tinh thần vững chãi, nơi nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng; nơi tiễn bước chúng ta bước vào đời để thực hiện những hoài bão và cũng là nơi dang rộng vòng tay đón chúng ta trở về sau những sóng gió, thất bại.

Câu 4 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy lập dàn ý cho bài thảo luận trong nhóm theo đề bài sau: Bài thơ Dặn con của tác giả Trần Nhuận Minh gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống?

Trả lời:

– Em có thể tìm ý theo các gợi dẫn sau:

* Ai là những người thiếu may mắn trong cuộc sống? Họ có những thiệt thòi nào so với chúng ta?

* Chúng ta nên chia sẻ, giúp đỡ, động viên họ như thế nào về vật chất và tinh thần?

+ Chúng ta nên làm gì để mọi người cùng đồng cảm, chia sẻ giúp đỡ họ?

+ Em và mọi người đã có những hành động nào để giúp đỡ những người thiếu may mắn?

− Từ các ý tìm được, hãy sắp xếp để lập dàn ý cho bài thảo luận. Tham khảo

ví dụ sau:

+ Mở đầu: Nêu vấn đề và ý kiến chung của bản thân về vấn đề đó. Ví dụ: Ứng xử như thế nào trước mỗi số phận thiếu may mắn, đó là một trong những câu hỏi mà nhà thơ Trần Nhuận Minh gửi đến chúng ta qua bài thơ Dặn con.

+ Nội dung chính: Nêu và làm rõ ý kiến của bản thân về vấn đề. Ví dụ:

Nhiều người trong cuộc sống gặp phải những điều không may mắn như: bị bệnh tật hiểm nghèo, là nạn nhân của chiến tranh, dịch bệnh, bị thất nghiệp, đói khổ,... phải rời bỏ quê hương để mong chờ sự giúp đỡ của người đời.

• Chúng ta nên sẵn lòng chia sẻ, giúp đỡ họ bởi “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “thương người như thế thương thân”.

• Chúng ta nên đặt mình vào vị trí của họ để không làm những người kém may mắn tổn thương về tinh thần, “của cho không bằng cách cho”.

Chúng ta cần kêu gọi các tổ chức chính trị, xã hội quan tâm, có chính sách giúp họ tìm kiếm phương kế để vượt lên số phận bất hạnh, làm chủ được cuộc sống của bản thân.

• Chúng ta cần lan toả tinh thần thiện nguyện để mọi người trong cộng đồng cùng chung tay, thể hiện truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”. Chúng ta cũng cần mạnh mẽ lên án những hành động đối xử thiếu nhân ái đối với những số phận bất hạnh, thua thiệt.

+ Kết luận: Khái quát lại vấn đề, mời mọi người cùng suy nghĩ, chia sẻ ý kiến ; điều bản thân đã trình bày. Ví dụ: Mỗi tác phẩm văn học đều là một lời nhắn gửi ý nghĩa đến bạn đọc. Yêu thương đừng chỉ đề trong tim. Hãy chia sẻ yêu thương bằng hành động tích cực đến mọi người, đặc biệt là tới những số phận bất hạnh, kém may mắn trong cuộc sống, bạn nhé!

Lời giải sách bài tập Văn 8 Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: