SBT Ngữ văn 8 Cánh diều Đường về quê mẹ
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tuyển chọn giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Đường về quê mẹ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 8.
- Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1
- Câu 2 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1
- Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1
- Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1
- Câu 5 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1
- Câu 6 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1
- Câu 7 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1
- Câu 8 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1
- Câu 9 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1
- Câu 10 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1
Giải SBT Ngữ văn 8 Cánh diều Đường về quê mẹ
Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nhan đề bài thơ Đường về quê mẹ được đặt theo cách nào?
A. Một sự kiện quan trọng, để lại dấu ấn sâu đậm trong kí ức tuổi thơ của tác giả
B. Một trạng thái cảm xúc tác giả đã từng trải qua trong kí ức tuổi thơ của mình
C. Một mong ước, hi vọng tha thiết, chân thành của tác giả
D. Một hình ảnh gắn với nỗi nhớ sâu đậm trong kí ức tuổi thơ của tác giả
Trả lời:
Đáp án D. Một hình ảnh gắn với nỗi nhớ sâu đậm trong kí ức tuổi thơ của tác giả
A. Người mẹ – “u tôi”, “u”
B. Người con – “tôi”, “chúng tôi”
C. Con người vùng quê ngoại – “đoàn người”, “người xới cà, ngô”
D. Những người gần gũi với gia đình “tôi” – “những người quen”
Trả lời:
Đáp án B. Người con – “tôi”, “chúng tôi”
Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phương án nào chỉ ra đúng cách ngắt nhịp của khổ thơ sau?
Thúng cắp bên hông, nón đội đầu,
Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu,
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au.
A. 4/3, 2/2/3, 2/5, 2/2/3
B. 1/3/1/3, 2/2/3, 2/5, 4/3
C. 4/3, 4/3, 4/3, 2/2/3
D. 4/3, 2/2/3, 1/6, 4/3
Trả lời:
Đáp án A. 4/3, 2/2/3, 2/5, 2/2/3
Cách ngắt nhịp của khổ thơ được thể hiện như sau:
Thúng cắp bên hông, / nón đội đầu,
Khuyên vàng, / yếm thắm, / áo the nâu
Trông u / chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, / môi hồng, / má đỏ au.
Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Vần trong bài thơ được gieo như thế nào?
A. Vần lưng
C. Vần hỗn hợp
B. Vần liền
D. Vần chân
Trả lời:
Đáp án D. Vần chân
A. Khổ đầu (hoàn cảnh và lí do “tôi” được về thăm quê mẹ) → ba khổ sau (khung cảnh thiên nhiên trên con đường về quê mẹ) → hai khổ cuối (hình ảnh người mẹ trong kí ức của “tôi”)
B. Hai khổ đầu (khung cảnh thiên nhiên trên con đường về quê mẹ) → bốn khổ cuối (hình ảnh con người trên con đường về quê mẹ)
C. Khổ đầu (hoàn cảnh và lí do “tôi” được về thăm quê mẹ) → năm khổ sau (khung cảnh và hình ảnh người mẹ trên con đường về quê trong kí ức của “tôi”)
D. Khổ đầu (hoàn cảnh và lí do “tôi” được về thăm quê mẹ) → bốn khổ sau (khung cảnh thiên nhiên và con người trên con đường về thăm quê mẹ) → khổ cuối (tình cảm ấm áp, nồng hậu của những con người nơi quê mẹ)
Trả lời:
Đáp án C. Khổ đầu (hoàn cảnh và lí do “tôi” được về thăm quê mẹ) → năm khổ sau (khung cảnh và hình ảnh người mẹ trên con đường về quê trong kí ức của “tôi”)
Trả lời:
Nội dung |
Liệt kê các hình ảnh, chi tiết trong bài thơ |
Nêu nhận xét của em |
Thiên nhiên trên con đường về quê mẹ |
Mây bay sắc trắng ngần, những rặng đề, những dòng sông trắng uốn lượn, dải đê, cồn xanh, bãi tía, chiều mát nắng nhạt vàng, trời xanh cò trắng bay từng lớp, xóm chợ, xác lá bàng phơi trên những mái lều.
|
Về màu sắc, đường nét.... của bức tranh thiên nhiên: Bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc với màu trắng ngần của mây, trắng bạc của dòng sông, màu trắng loá của chiếc nón đội đầu, màu trắng muốt của cánh cò bay từng lớp; màu xanh đậm của những rặng đề, của những cồn xanh bờ bãi chạy dọc theo con đường về quê ngoại. Con đường về quê ngoại uốn lượn theo bờ đê của dòng sông đẹp mềm mại như đường nét trong một bức tranh vẽ tươi sáng của kí ức tuổi thơ. |
Con người trên con đường về quê mẹ |
Người xới cà, ngô rộn bốn bề, đoàn người về ấp gánh khoai lang, những người quen. |
Về vẻ đẹp tâm hồn của những người dân quê: chăm chỉ, vui vẻ trong cuộc sống lao động hằng ngày - chăm sóc, vun xới mùa màng, cùng nhau trò chuyện thân mật lúc làm đồng, làm bãi,... chất phác, hồn hậu, mộc mạc, hồ hởi, luôn quan tâm đến người khác. |
Người mẹ |
Thủng cắp bên hông, nón đội đầu; Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu; Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au; Tà áo nâu in giữa cánh đồng; Bóng u hay bóng người thôn nữ; Cúi nón mang đi cặp má hồng; Ai cũng khen u nết thảo hiền. |
Về vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ: Người mẹ mang những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ thôn quê Việt Nam xưa. Lấy chồng xa quê, mỗi năm chỉ vào dịp Tết đến, xuân về mới có dịp trở về thăm quê ngoại. Mẹ dẫn theo các con về để nhận họ hàng, nhận quê hương,..Bằng cách ấy, người mẹ đã kết nối tâm hồn trẻ thơ của các con với quê ngoại, bồi đắp cho các con tình yêu và sự gắn bó ấm áp với quê hương, nguồn cội,... |
Trả lời:
- Bài thơ là cuốn phim tâm tưởng thể hiện hồi ức của tác giả về những trang đẹp thời thơ ấu được mẹ dẫn về thăm quê ngoại vào mỗi mùa xuân. Chú bé ngày ấy mang tâm trạng háo hức, chờ đợi, thích thú, hạnh phúc khi được cùng mẹ về với thế giới của cảnh quê, người quê vui tươi, ấm áp. Còn tác giả bây giờ, khi đang hồi tưởng lại những mùa xuân ngày trước, hẳn là có sự bồi hồi, thương nhớ kí ức tươi đẹp của tuổi thơ.
- Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương của tác giả dành cho mẹ và quê hương.
Trả lời:
- Em thích nhất hình ảnh người mẹ - một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Hình ảnh về người mẹ với khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu, mắt sáng, môi hồng, má đỏ,... vẫn in đậm trong tâm trí con, có lẽ bởi người mẹ xinh đẹp và đằm thằm nên khiến người con phải thốt lên ngỡ ngàng: Trông u chẳng khác thời con gái.
- Bức tranh tham khảo:
Trả lời:
Ví dụ, các em có thể tìm đọc một số bài thơ sau đây: Quê mẹ, Theo chân Bác, Nhớ đồng (Tố Hữu), Hoa cỏ may (Xuân Quỳnh), Trên hồ Ba Bể (Hoàng Trung Thông), Đoàn thuyền đánh cá, Mưa xuân trên biển (Huy Cận), Đi trên chín khúc Bản Xèo (Lò Ngân Sủn),...
Câu 10 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CON HÃY THƯƠNG EM
Tại sao bố lại chiều em bé
– Tại lúc sinh em bà mất rồi
Con được suốt ngày bà dỗ bế
Em đi nhà trẻ chỉ nằm nôi
Sáu tháng tuổi em viêm phổi đốm
Đùi nhỏ không còn cả chỗ tiêm
Em tím lặng khóc không thành tiếng
Nhớ lại bây giờ bố vẫn thương
Khi con bé bố chưa bận rộn
Hay đèo con những buổi chiều êm
Nay có buổi cả nhà về muộn
Em tự chơi tha thẩn bên thềm
Thấy không con, em mình lên bảy
Chỉ bằng con người ta lên năm
Con có thấy mỗi lần em khóc
Tiếng nấc em như tự nuốt thầm
1984
(Vũ Quần Phương, Tuyển tập, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2012)
a) Bài thơ Con hãy thương em là lời của ai nói với ai và về điều gì? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về bài thơ.
b) Qua các chi tiết trong bài thơ, hình ảnh em bé hiện lên như thế nào? Người bố dành tình cảm cho em ra sao?
c) Qua bài thơ, em cảm nhận được như thế nào về nhân vật người bố?
d) Hãy đoán xem sau khi nghe người bố trả lời, người con trong bài thơ sẽ thay đổi câu hỏi ban đầu như thế nào hoặc sẽ có cảm xúc, suy nghĩ,... ra sao?
e) Sưu tầm, ghi lại những câu thơ, câu ca dao hay về tình cảm anh em, chị em trong gia đình và chia sẻ cùng các bạn.
Trả lời:
a) Bài thơ Con hãy thương em là lời của người cha dành cho người con lớn về lí do “Tại sao bố lại chiều em bé”
Cảm nhận: đây là bài thơ hay về lời dặn dò của người cha dành cho đứa con lớn phải biết thương yêu, chia sẻ, nhường nhịn với em nhỏ.
b) Hình ảnh em bé hiện lên qua những chi tiết “chỉ nằm nôi”, “Sáu tháng tuổi em viêm phổi đốm”, “Đùi nhỏ không còn cả chỗ tiêm”, “Em tím lặng khóc không thành tiếng”, “Em tự chơi tha thẩn bên thềm”, “Tiếng nấc em như tự nuốt thầm”. Qua đó thấy được tình cảm yêu thương cụ thể, sâu sắc, cảm giác thương cảm, xót xa, sự yêu chiều của người cha dành cho đứa con bé nhỏ, hay đau ốm,...
c) Qua bài thơ, em thấy nhân vật người bố hiện lên là một người vô cùng yêu thương con, quan tâm đến các con, luôn chia sẻ để người con lớn hiểu, không so bì, tị nạnh với em.
d) - Ban đầu người con lớn “Tại sao bố lại chiều em bé”: thắc mắc, băn khoăn, có ý so bì, tị nạnh, trách móc bố chiều em hơn chiều mình,....
- Sau đó, người cha đã giải thích về lí do quan tâm hơn đến đứa con nhỏ được thể hiện qua những chi tiết sau: “Sáu tháng tuổi em viêm phổi đốm”, “Đùi nhỏ không còn cả chỗ tiêm”, “Em tím lặng khóc không thành tiếng”, “Em tự chơi tha thẩn bên thềm”, “Tiếng nấc em như tự nuốt thầm”.
- Sau những điều giải thích mà người con lớn được nghe thì đã thay đổi suy nghĩ, thương em hơn. hiểu bố hơn, thấy mình may mắn hơn em, cần bù đắp cho em,...
e) 1. Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
2. Anh em thuận hòa là nhà có phúc.
3. Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau.
4. Anh em hiếu thảo thuận hiền
Chớ vị đồng tiền mà mất lòng nhau.
5. Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
6. Anh em hiền thật là hiền
Bởi một đồng tiền nên mất lòng nhau.
7. Anh em trên kính dưới nhường
Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.
8. Có tình thì đãi người dưng
Anh em bất nghĩa thì đừng anh em.
9. Anh em ăn ở thuận hoà
Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.
10. Anh em chín họ mười đời
Hai đằng cùng có, chẳng rời nhau ra.
11. Anh em thật thậm là hiền
Chỉ một đồng tiền làm mất lòng nhau.
12. Anh em cốt nhục đồng bào
Kẻ sau người trước phải hào cho vui
Lọ là ăn thịt ăn xôi
Quý hồ ở nết tới lui bằng lòng.
13. Anh ngủ em thức, em chực anh nằm.
14. Anh em như chông như mác.
15. Anh em hạt máu sẻ đôi.
16. Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
Xin đừng làm, nói đơn sai
Tin mình đừng sợ những lời dèm pha
Anh em một họ một nhà
Thương nhau chân thật đường xa cũng gần.
Lời giải sách bài tập Văn 8 Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ hay khác: