SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Bài tập viết trang 13, 14 Tập 2
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập viết trang 13, 14 Tập 2 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 9.
Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Bài tập viết trang 13, 14 Tập 2
sáng tạo, hư cấu, miêu tả, mô phỏng, nhân vật, tưởng tượng, sự việc, đời sống, tự sự, người kể, tác giả, thông điệp |
Truyện kể sáng tạo là một văn bản (1)..........., ở đó, (2)........... (có thể là nhân vật trong truyện – ngôi thứ nhất, hoặc người ngoài cuộc – ngôi thứ ba) kể lại một cách sáng tạo những (3)........... đã diễn ra ở một không gian, thời gian nào đó, gắn với những (4)........... cụ thể. Thông qua câu chuyện, (5)........... thể hiện quan điểm, suy nghĩ, thái độ của mình về những vấn đề của đời sống. Trong truyện, bên cạnh lời kể, còn có những câu, đoạn văn (6)..........., biểu cảm để làm nổi bật đặc điểm của nhân vật hoặc bối cảnh, đồng thời bộc lộ cái nhìn, tình cảm, cảm xúc của người kể và của chính nhà văn. Truyện kể sáng tạo có thể là một câu chuyện hoàn toàn mới hoặc (7)........... một truyện đã có nhưng điều chỉnh, thay đổi các chi tiết, sự việc, nhân vật,... theo ý tưởng của người kể.
Viết truyện kể sáng tạo là tạo lập một văn bản tự sự có yếu tố (8)........... và có tính nghệ thuật nhất định. Khác với các văn bản như nhật kí, hồi kí, bản tường trình,..., truyện cho phép người viết (9)........... những sự việc, con người không có thật (ví dụ: thần tiên, ma quỷ,...) hoặc chỉ có một phần sự thật (ví dụ: Sự tích Hồ Gươm). Nhưng dù hư cấu thế nào thì truyện vẫn luôn đặt ra những vấn đề của (10)........... con người. Vì thế, việc (11)........... ra các tình huống, sự việc, chi tiết, nhân vật (con người, con vật, thần, thánh,...),... chỉ là phương thức để người viết gửi gắm những (12)....... về cuộc sống. Đó có thể là một bài học về đạo lí, lối sống hay một quan niệm, một góc nhìn về thiên nhiên, xã hội, con người.
Trả lời:
Các từ ngữ cần điền lần lượt là: (1) tự sự, (2) người kể, (3) sự việc, (4) nhân vật, (5) tác giả, (6) miêu tả, (7) mô phỏng, (8) hư cấu, (9) tưởng tượng, (10) đời sống, (11) sáng tạo, (12) thông điệp.
a) Xác định mục đích viết truyện kể sáng tạo
b) Xác định đối tượng người đọc mà truyện hướng tới
c) Ghi chép trung thực về những sự việc, con người có thật
d) Lựa chọn người kể chuyện
e) Xác định bối cảnh (không gian, thời gian) để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc
g) Xác định nhân vật, nhân vật chính cho câu chuyện
h) Lựa chọn và đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào truyện
Trả lời:
Đáp án:
a) Xác định mục đích viết truyện kể sáng tạo
b) Xác định đối tượng người đọc mà truyện hướng tới
d) Lựa chọn người kể chuyện
g) Xác định nhân vật, nhân vật chính cho câu chuyện
h) Lựa chọn và đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào truyện
a) Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. (Nguyễn Dữ)
b) Chúng tôi chỉ còn kịp nghe thấy tiếng bước chân huỳnh huỵch xuống cầu thang, rồi tiếng cổng sắt sập mạnh. Từ cửa sổ phòng khách, tôi còn thấy hắn chạy trối chết về phía cuối đường.
Đồ vô lại! – Hôm rủa. – Thằng khốn này sẽ gieo rắc tai hoạ cho đến ngày lên giá treo cổ thôi. Vụ này kể ra cũng không hoàn toàn vô vị. (Đoi-lơ)
c) Tôi tìm hung thủ trong hai người này chăng? Thoạt tiên thì đó là điều vô lí hết sức. Huy là người tôi biết đã lâu lắm, hiền lành, ngay thẳng,... Còn Thạc cũng là người tôi quen, hoạt bát, thông minh và ăn nói dễ thương. Vả lại, chính lúc xảy ra án mạng, cả hai người cùng đi xem chớp bóng với tôi, Huy ngôi bên cạnh tôi, và Thạc cũng ngồi liền một bên. Tôi ngồi giữa... Tuy vậy, một sự gì rất bí nhiệm, một điều quan sát không mấy khi ta lưu tâm đến... lúc thường tôi bỏ qua, nhưng bấy giờ đến mách bảo tôi, khiến tôi ngờ rằng hung thủ là Thạc. (Thế Lữ)
Trả lời:
a) Đoạn văn có sự kết hợp giữa yếu tố kể và tả. Kể:“Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương”; tả:“Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện”. Nhờ sự kết hợp này, nhất là sự xuất hiện của yếu tố miêu tả, mà hình ảnh Vũ Nương hiện ra một cách cụ thể, sống động, khiến cho chi tiết Vũ Nương trở về vừa thực vừa ảo, vừa gần gũi, trần thế vừa thân tiên, xa cách.
b) Đoạn văn có sự kết hợp giữa yếu tố kể, tả và biểu cảm. Kể: “Chúng tôi chỉ còn kịp nghe thấy tiếng bước chân”, “Từ cửa sổ phòng khách, tôi còn thấy hắn”; tả: “tiếng bước chân huỳnh huỵch xuống cầu thang, rồi tiếng cổng sắt sập mạnh”; biểu cảm: “Đồ vô lại! – Hôm rủa. – Thằng khốn này sẽ gieo rắc tai hoạ cho đến ngày lên giá treo cổ thôi.”. Sự kết hợp của kể với tả và biểu cảm đã làm cho đoạn văn giống như một thước phim ngắn, ở đó, người đọc có thể cảm nhận được hoạt động của nhân vật (tiếng bước chân), sự vật (cổng sắt va đập), sự vội vàng, lo lắng, sợ hãi của thủ phạm (chạy trối chết) cũng như thái độ, cảm xúc của nhân vật thám tử (bức xúc, căm phẫn).
c) Đoạn văn có sự kết hợp giữa yếu tố kể, tả và biểu cảm. Kể: “Tôi tìm hung thủ trong hai người này chăng? Thoạt tiên thì đó là điều vô lí hết sức.”, “Tuy vậy, một sự gì rất bí nhiệm, một điều quan sát không mấy khi ta lưu tâm đến... lúc thường tôi bỏ qua, nhưng bấy giờ đến mách bảo tôi, khiến tôi ngờ rằng hung thủ là Thạc.”; tả: “Huy là người tôi biết đã lâu lắm, hiền lành, ngay thẳng,... Còn Thạc cũng là người tôi quen, hoạt bát, thông minh và ăn nói dễ thương.”, “Huy ngồi bên cạnh tôi, và Thạc cũng ngồi liền một bên. Tôi ngồi giữa...”; biểu cảm: phân vân (“Tôi tìm hung thủ trong hai người này chăng?”), yêu mến (“Huy là người tôi biết đã lâu lắm, hiền lành, ngay thẳng,... Còn Thạc cũng là người tôi quen, hoạt bát, thông minh và ăn nói dễ thương.”), nghi ngờ (“Tuy vậy, một sự gì rất bí nhiệm, một điều quan sát không mấy khi ta lưu tâm đến... lúc thường tôi bỏ qua, nhưng bấy giờ đến mách bảo tôi, khiến tôi ngờ rằng hung thủ là Thạc.”). Sự kết hợp này đã góp phần giúp nhà văn khắc hoạ thành công năng lực và tính cách của thám tử Lê Phong (một người có khả năng phán đoán, suy xét sự việc thông minh, có óc quan sát và trí tưởng tượng tốt), đồng thời thể hiện được những trạng thái cảm xúc, những diễn biến nội tâm của nhân vật trong quá trình phá án.
Trả lời:
Tham khảo phần kết truyện sau đây của nhà văn Thế Lữ:
“Phong nói đoạn, Mai Trung lẳng lặng lại gần cởi cái khăn bịt ngang miệng người bị trói ở chân giường ra, và, lúc cả khuôn mặt Thạc hiện dưới ánh đèn, thì mọi người đều sửng sốt. Da mặt Thạc tái mét, miệng mím chặt lại, hai mắt trừng trừng mở và mất hết tinh thần. Một dòng nước dãi lẫn chút máu chảy từ bên khoé mép xuống dưới cằm. Sờ chân, tay lạnh toát và cứng đơ: Thạc đã chết.
Trung gật đầu:
- Chết rồi! Mà chết mới độ một, hai phút...
Phương hỏi:
- Tự tử?
- Phải. [...] Nhưng hắn tự tử lúc nào?
Phong im lặng.
Nhưng một lúc sau anh bảo nhỏ Mai Hương:
- [...] Hắn làm thế phải hơn. Đó vừa là cách thú tội, vừa là cách tự xử”.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 6: Truyện truyền kì và truyện trinh thám hay khác: