Người cháu đã hồi tưởng các kỉ niệm về bà ở những thời điểm nào?
(Câu hỏi 2, SGK) Người cháu đã hồi tưởng các kỉ niệm về bà ở những thời điểm nào? Trong mỗi kỉ niệm đó, tình bà cháu được thể hiện ra sao? Người bà có ý nghĩa gì với người cháu?
Người cháu đã hồi tưởng các kỉ niệm về bà ở những thời điểm nào?
Câu 3 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Người cháu đã hồi tưởng các kỉ niệm về bà ở những thời điểm nào? Trong mỗi kỉ niệm đó, tình bà cháu được thể hiện ra sao? Người bà có ý nghĩa gì với người cháu?
Trả lời:
– Trong phần 2 (dòng 4 – 29), người cháu hồi tưởng các kỉ niệm về bà ở ba thời điểm chính: “lên bốn tuổi”, “tám năm ròng”, “năm giặc đốt làng”.
– Trong mỗi kỉ niệm, tình bà cháu được thể hiện như sau:
+ “Lên bốn tuổi”: gắn với nạn đói mùa xuân năm 1945. In đậm trong tâm trí người cháu là “mùi khói” bếp, “khói hun nhèm mắt cháu” – hình ảnh tượng trưng cho những ngày tháng cơ cực, thiếu thốn trăm bề. Từ đó, người cháu gián tiếp bộc lộ nỗi thương bà. Tình thương ấy khiến người cháu “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.
+ “Tám năm ròng”: gắn với những kỉ niệm đầy ắp tiếng chim tu hú và tình cảm bà cháu sâu sắc xung quanh bếp lửa. Tiếng chim như gợi ra tình cảnh vắng vẻ, côi cút, vời vợi nhớ thương của hai bà cháu. Bà luôn bên cháu, dạy dỗ, chăm sóc cháu. Cháu thương bà vất vả, khó nhọc một mình, biết ơn bà. Bà cháu quấn quýt bên nhau.
+ “Năm giặc đốt làng”: gắn với những năm tháng đau thương, vất vả, giặc tàn phá xóm làng. Bà vẫn vững lòng trước mọi biến cố, tai hoạ; trở thành chỗ dựa tinh thần cho con, cháu. Cháu biết ơn bà.
– Bà không chỉ là người nuôi nấng, dạy dỗ cháu mà còn là chỗ dựa tinh thần của cháu. Tình yêu thương của bà dành cho cháu trở thành nguồn sức mạnh to lớn giúp cháu khôn lớn và trưởng thành.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bếp lửa hay khác:
- Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Bài thơ Bếp lửa gieo vần gì?
- Câu 2 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 1, SGK) Kết cấu của bài thơ Bếp lửa được tổ chức theo trình tự nào? Cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ là gì?
- Câu 4 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Biện pháp tu từ ẩn dụ không được sử dụng trong dòng thơ nào sau đây?
- Câu 5 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có đặc điểm gì? Vì sao khi nhắc đến bếp lửa, người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại? Hãy chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa được khắc hoạ trong bài thơ.
- Câu 6 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc khổ thơ sau (trích Bếp lửa – Bằng Việt) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
- Câu 7 trang 18 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Sưu tầm một bài thơ khác viết về người bà; chỉ ra một số điểm giống và khác nhau về nội dung cũng như nghệ thuật giữa bài thơ đó với bài Bếp lửa (Bằng Việt).