Đọc khổ thơ sau trích Bếp lửa – Bằng Việt và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Đọc khổ thơ sau (trích Bếp lửa – Bằng Việt) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đọc khổ thơ sau trích Bếp lửa – Bằng Việt và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Câu 6 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc khổ thơ sau (trích Bếp lửa – Bằng Việt) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
a) Các hình ảnh: “Có ngọn khói trăm tàu”, “Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” cho thấy điều gì về cuộc sống của người cháu trong hiện tại?
b) Từ “nhưng” ở đầu dòng thơ thứ ba có ý nghĩa như thế nào?
c) Câu hỏi “– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của người cháu?
Trả lời:
a) Các hình ảnh: “Có ngọn khói trăm tàu”, “Có lửa trăm nhà, niềm vui trăn ngả” cho thấy cuộc sống của người cháu trong hiện tại rất đủ đầy, tràn ngập những điều mới mẻ, niềm vui sướng, hạnh phúc. Đó là cuộc sống gần như đối lập với cuộc sống nhiều khó khăn, vất vả, thiếu thốn, đau thương trong quá khứ của người cháu.
b) Từ “nhưng” ở đầu dòng thơ thứ ba mang tính chất chuyển ý, đồng thời tạo nên mối quan hệ đối lập về nghĩa giữa các từ ngữ ở trước và sau từ này. Mặc dù người cháu đã có cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ nhưng không bao giờ quên quá khứ gian khó bên bà, vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa tuổi thơ.
c) Câu hỏi “ Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” thể hiện nỗi nhớ, sự khắc khoải của cháu khi nghĩ về bà và niềm biết ơn vô hạn đối với bà.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bếp lửa hay khác:
- Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Bài thơ Bếp lửa gieo vần gì?
- Câu 2 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 1, SGK) Kết cấu của bài thơ Bếp lửa được tổ chức theo trình tự nào? Cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ là gì?
- Câu 3 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Người cháu đã hồi tưởng các kỉ niệm về bà ở những thời điểm nào? Trong mỗi kỉ niệm đó, tình bà cháu được thể hiện ra sao? Người bà có ý nghĩa gì với người cháu?
- Câu 4 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Biện pháp tu từ ẩn dụ không được sử dụng trong dòng thơ nào sau đây?
- Câu 5 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có đặc điểm gì? Vì sao khi nhắc đến bếp lửa, người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại? Hãy chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa được khắc hoạ trong bài thơ.
- Câu 7 trang 18 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Sưu tầm một bài thơ khác viết về người bà; chỉ ra một số điểm giống và khác nhau về nội dung cũng như nghệ thuật giữa bài thơ đó với bài Bếp lửa (Bằng Việt).