Hai dòng thơ đầu khẳng định điều gì? Các từ ngữ Nam quốc, Nam đế, tiệt nhiên
(Câu hỏi 3, SGK) Hai dòng thơ đầu khẳng định điều gì? Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế”, “tiệt nhiên”, “định phận”, “thiên thư” đóng vai trò như thế nào trong việc khẳng định điều đó?
Hai dòng thơ đầu khẳng định điều gì? Các từ ngữ Nam quốc, Nam đế, tiệt nhiên
Câu 3 trang 8 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Hai dòng thơ đầu khẳng định điều gì? Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế”, “tiệt nhiên”, “định phận”, “thiên thư” đóng vai trò như thế nào trong việc khẳng định điều đó?
Trả lời:
- Chủ quyền quốc gia đã được khẳng định qua hai dòng thơ đầu bài Sông núi nước Nam.
+ Khẳng định sông núi nước Nam là do hoàng đế nước Nam làm chủ: “Nam quốc”, “Nam đế”.
= > Lãnh thổ nước Nam đã có chủ và là một quốc gia độc lập, không phụ thuộc vào bất cứ quốc gia nào khác.
+ Điều đó đã được ghi chép trên sách trời: “tiệt nhiên”, “định phận”, “thiên thư”. Quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm đó đã được trời đất quy định, chứng giám (người xưa quan niệm ông trời có quyền quyết định và quy định mọi việc ở trần gian và lãnh thổ của các quốc gia).
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Sông núi nước Nam hay khác:
- Câu 1 trang 8 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: (Câu hỏi 1, SGK) Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày hoàn cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thần?
- Câu 2 trang 8 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Bài Sông núi nước Nam được viết theo thể loại nào?
- Câu 4 trang 8 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Tìm những từ ngữ ở hai dòng thơ cuối thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và niềm tin tất thắng của nhân dân ta.
- Câu 5 trang 8 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Theo em, hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối liên hệ như thế nào? Vì sao bài thơ được coi là “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của nước ta?
- Câu 6 trang 8 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Em ấn tượng nhất với một hoặc hai dòng thơ nào? Vì sao?