Phân tích tác dụng của sự kết hợp giữa các chi tiết kì ảo và chi tiết đời thường
(Câu hỏi 4, SGK) Phân tích tác dụng của sự kết hợp giữa các chi tiết kì ảo và chi tiết đời thường ở một đoạn văn cụ thể trong văn bản.
Phân tích tác dụng của sự kết hợp giữa các chi tiết kì ảo và chi tiết đời thường
Câu 6 trang 3 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích tác dụng của sự kết hợp giữa các chi tiết kì ảo và chi tiết đời thường ở một đoạn văn cụ thể trong văn bản.
Trả lời:
- Đoạn văn:
“Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương. Ban đầu Trương không tin. Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:
– Đây quả là vật dụng mà vợ tôi mang lúc ra đi.
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
– Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.”.
Ở đoạn trên, các chi tiết như Phan kể chuyện với Trương ở nhà, Trương lập đàn tràng ở bến Hoàng Giang, Trương gọi vợ,... là các chi tiết đời thường, trần tục, hoàn toàn có thể có thật. Còn các chi tiết như Trương nhận lại chiếc hoa vàng, Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất,.... là chi tiết không có thật. Ngay trong một chi tiết nhỏ cũng có sự kết hợp các yếu tố đời thường và kì ảo. Chẳng hạn: việc Trương nhận lại chiếc hoa vàng từ Phan. Chiếc hoa vàng là một vật dụng có thật, một đồ vật của Vũ Nương. Nhưng việc Phan nhận chiếc hoa vàng từ Vũ Nương ở chỗ của Linh Phi để rồi về nhà trao lại cho Trương thì lại là kì ảo. Nhìn chung, sự kết hợp giữa các chi tiết trên giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, vừa hư vừa thực, vừa gắn với những vấn đề của cuộc sống hằng ngày, gần gũi với mọi người vừa thể hiện trí tưởng tượng phong phú và ước mơ của tác giả về những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Chuyện người con gái Nam Xương hay khác:
- Câu 1 trang 3 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Phương án nào nêu không đúng đặc điểm của thể loại truyện truyền kì?
- Câu 2 trang 3 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Truyền kì mạn lục nghĩa là gì?
- Câu 3 trang 3 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Ở phần (1), nhân vật Vũ Nương được tác giả miêu tả thế nào qua lời của người kể chuyện và lời đối thoại của nhân vật này với chồng? Qua đó, có thể thấy đặc điểm tính cách, phẩm chất nào ở Vũ Nương?
- Câu 4 trang 3 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Trong phần (2), tác giả đã tạo ra tình huống nào để khắc hoạ bi kịch của nhân vật Vũ Nương?
- Câu 5 trang 3 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Chỉ ra biểu hiện và phân tích tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
- Câu 7 trang 4 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Chủ đề của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương là gì?
- Câu 8 trang 4 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Hãy nêu suy nghĩ của em về một vấn đề có ý nghĩa nhân sinh mà truyện đặt ra và liên hệ với cuộc sống ngày nay.
- Câu 9 trang 4 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương cho thấy những đặc điểm nào của thể loại truyện truyền kì?
- Câu 10 trang 4 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: