SBT Ngữ văn 9 Bài 5 Nói và nghe trang 88, 89 - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 5 Nói và nghe trang 88, 89 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 9.

Giải SBT Ngữ văn 9 Bài 5 Nói và nghe trang 88, 89 - Chân trời sáng tạo

Câu 1 trang 88 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Nêu những bước cần tiến hành để thực hiện một cuộc phỏng vấn. Ở mỗi bước, cần lưu ý điều gì? Vì sao?

Trả lời:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi phỏng vấn

Trước khi tiến hành cuộc phỏng vấn, em cần xác định:

• Mục đích của cuộc phỏng vấn là gì?

• Người được phóng vấn là ai?

• Nội dung phỏng vấn gồm những câu hỏi nào?

• Phỏng vấn bằng cách gặp mặt trực tiếp, trực tuyến hay gửi câu hỏi và nhận câu trả lời qua thư điện tử?

• Dùng phương tiện gì để ghi lại câu trả lời của người được phỏng vấn?

Bước 2: Tiến hành phỏng vấn

• Thực hiện phỏng vấn theo các bước như sau:

- Mở đầu: chào hỏi, giới thiệu về người phóng vấn (tên, phóng viên trang thông tin của trường,...) và người được phỏng vấn, giới thiệu khái quát mục đích và nội dung của cuộc phỏng vấn.

- Phần chính:

+ Lần lượt thực hiên nôi dung nhỏng vấn theo các câu hỏi đã chuẩn bị.

+ Ghi chép nội dung trả lời của người được phỏng vấn theo từng câu hỏi.

- Kết thúc: cảm ơn và chúc sức khoẻ người được phỏng vấn.

• Ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung câu trả lời của người được phỏng vấn (nếu không dùng thiết bị ghi âm).

Lưu ý: Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn cần lắng nghe kĩ lời đáp,có thể nêu thêm một vài câu hỏi nhằm làm rõ thông tin và giúp cho cuộc phỏng vấn tự nhiên hơn; trong quá trình phỏng vấn, cả người hỏi và người trả lời cần có thái độ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau.

Bước 3: Sau khi phỏng vấn

• Đọc lại nội dung đã ghi chép hoặc nghe và ghi lại nội dung đã ghi âm thành văn bản bằng các phần mềm chuyên dụng Gboa (board), La-ban Ki (LabanKey,..); có thể trao đổi lại với người được phóng vấn về những nội dung chưa hiểu rõ.

• Biên tập nội dung phỏng vấn: lược bớt những trả lời dài dòng, không làm rõ câu trả lời (lưu ý đảm bảo thế hiện nội dung chính của câu trả lời); trích dẫn nguyên văn một số phần trả lời của người được phỏng vấn để bài phỏng vấn thêm sinh động và tăng độ tin cậy.

Sử dụng bảng kiểm sau để đánh giá kĩ năng phỏng vấn của bản thân:

SBT Ngữ văn 9 Bài 5 Nói và nghe trang 88, 89 | Chân trời sáng tạo

Câu 2 trang 88 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Theo em, thế nào là một hệ thống câu hỏi phỏng vấn tốt?

Trả lời:

Hệ thống câu hỏi phỏng vấn cần đáp ứng một số tiêu chí: ngắn gọn, rõ ràng; làm rõ được chủ đề của cuộc phỏng vấn; phù hợp với mục đích của cuộc phỏng vấn và người được phỏng vấn; giữa các câu hỏi có sự liên kết chặt chẽ và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí; chủ yếu dùng hình thức câu hỏi mở (câu hỏi cho phép có nhiều câu trả lời) để thu thập được nhiều thông tin cần thiết nhất có thể.

Câu 3 trang 88 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Trong quá trình phỏng vấn, theo em, người phỏng vấn nên có thái độ như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn nên có những thái độ như sau:

– Lịch sự, nhã nhặn, khiêm tốn để tạo thiện cảm, sự tin tưởng, cởi mở, sẵn sàng chia sẻ ở người được phỏng vấn.

– Tôn trọng ý kiến, quan điểm của người được phỏng vấn bằng cách chú ý lắng nghe, đồng cảm với người được phỏng vấn; tránh bình luận, khơi gợi những nội dung tế nhị, riêng tư có thể làm tổn thương đến người trả lời phỏng vấn nhằm tạo không khí thân thiện, gần gũi, duy trì mạch trò chuyện, trao đổi.

Câu 4 trang 88 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Bên cạnh việc ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung câu trả lời của người được phỏng vấn (nếu không dùng thiết bị ghi âm), người phỏng vấn còn nên chú ý ghi chép thêm điều gì? Hãy lí giải cụ thể cho câu trả lời của em.

Trả lời:

Bên cạnh việc ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung câu trả lời của người được phỏng vấn (nếu không dùng thiết bị ghi âm), người phỏng vấn có thể ghi chép thêm thông tin miêu tả nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn. Những thông tin ấy có thể giúp người thực hiện phỏng vấn hình dung rõ hơn về thái độ, sự đánh giá của người trả lời phỏng vấn với nội dung/ vấn đề được đề cập đến trong câu hỏi.

Câu 5 trang 89 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Thực hiện một trong hai đề bài sau:

Đề 1: Em hãy đóng vai phóng viên trang thông tin của Đoàn trường để phỏng vấn một bạn đoàn viên xuất sắc vừa có thành tích học tập tốt, vừa tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn trường tổ chức.

Đề 2: Em hãy đóng vai phóng viên trang thông tin của Đoàn trường để phỏng vấn một anh/ chị cùng trường học khoá trước em có thành tích học tập tốt ở năm lớp 9.

Trả lời:

Tham khảo

Đề 1: Giả sử em chọn đóng vai phóng viên trang thông tin của Đoàn trường để phỏng vấn một anh/ chị học cùng trường học khoá trước có thành tích học tập tốt.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi phỏng vấn

Xác định rõ những yếu tố sau:

– Mục đích phỏng vấn: thu thập thông tin về cách thức, phương pháp học tập hiệu quả để hỗ trợ các bạn học sinh lớp 9 trong trường chuẩn bị tốt hơn cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10, bậc Trung học phổ thông.

– Người được phỏng vấn: một anh/ chị học cùng trường, khoá trước và có thành tích học tập tốt, đặc biệt là đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10.

– Nội dung phỏng vấn: có thể gồm những câu hỏi về thông tin cá nhân, thành tích học tập ở lớp 9 và hiện tại, cách thức/ phương pháp học tập được cho là hiệu quả,...

– Hình thức phỏng vấn và phương tiện dùng để ghi lại, thu thập thông tin của người trả lời phỏng vấn.

Bước 2: Tiến hành phỏng vấn

– Thực hiện phỏng vấn theo các bước hướng dẫn trong sách giáo khoa.

– Chú ý ghi chép, lưu trữ thông tin thu thập được từ cuộc phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn, em nên lắng nghe kĩ câu trả lời của người được phỏng vấn để có thể đưa thêm câu hỏi nhằm: duy trì sự liên tục của cuộc trò chuyện, làm rõ thêm một vài thông tin mà người trả lời cung cấp chưa rõ, khéo léo dẫn dắt để người phỏng vấn quay trở lại nội dung/ vấn đề chính của cuộc trò chuyện nếu họ có biểu hiện trình bày lan man, “xa đề”. Lưu ý giữ thái độ lịch sự, nhã nhặn, thân thiện khi trao đổi.

Bài tham khảo:

Phóng viên: Chào em! Em có thể cho biết tên và lớp được không?

Học sinh: Dạ chào chị! Tên em là Nguyễn Thị Thanh Thảo, học sinh lớp 9A ạ.

Phóng viên: Chị thấy trên bảng thành tích của nhà trường năm nay có một cái tên rất nổi bật đó chính là em. Em đã đạt giải nhất cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Văn và tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn trường tổ chức đúng không nào? Vậy cơ duyên nào đưa đẩy em đến với bộ môn Văn và những hoạt động này vậy?

Học sinh: Dạ vâng ạ! Em cảm ơn chị vì lời khen vừa rồi ạ! Cơ duyên đưa đẩy em đến với văn chương thì cũng thật tình cờ thôi ạ. Hồi nhỏ, em thuờng hay theo mẹ đi chợ bán rau muống. Một hôm nọ, khi đang ngồi nghỉ chân sau một ngày dài mệt mỏi thì bỗng nhiên trời đổ mưa to lắm. Lúc ấy, mọi người ai nấy đều vội vàng tìm chỗ trú ẩn, chỉ riêng mình em vẫn ngồi yên ở góc đường nhìn dòng người hối hả chạy mưa. Bỗng dưng lúc ấy, em lại nhớ về những tháng ngày tuổi thơ vui đùa cùng lũ bạn dưới cơn mưa rào đầu hạ. Và thế là từ giây phút ấy, em bắt đầu yêu thích viết lách.

Còn đối với việc tham gia các hoạt động do Đoàn trường tổ chức em thấy việc tham gia những hoạt động này rất có ý nghĩa ạ. Em thấy mình năng động hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn trong công việc và học tập ạ!

Phóng viên: Thật tuyệt vời làm sao! Em quả là một cô bé giàu cảm xúc và năng động đấy nhé! Nhưng mà em ơi, con đường dẫn tới thành công chưa bao giờ dễ dàng cả đâu nhỉ? Vậy gia đình em có ủng hộ việc em chọn môn Văn không?

Học sinh: Dạ ban đầu thì bố mẹ em cũng lo lắng lắm ạ! Vì họ sợ rằng nếu theo đuổi ước mơ này thì tương lai của em se mờ mịt lắm. Thế nhưng nhờ sự động viên của thầy cô và nỗ lực của bản thân nên bây giờ bố mẹ em đã hoàn toàn đồng ý rồi ạ!

Phóng viên: Quả là một cô gái kiên cường! Vậy ngoài thời gian học tập ra thì em còn dành thời gian cho sở thích gì nữa không?

Học sinh: Dạ có chứ ạ! Ngoài thời gian học tập ra thì em thường đọc sách vào buổi tối hoặc nghe nhạc thư giãn trước khi ngủ. Em đặc biệt thích nghe nhạc Trịnh Công Sơn và Phạm Duy ạ!

Phóng viên: Tuyệt quá! Cảm ơn em vì đã tham gia buổi phỏng vấn này nhé! Chúc em luôn mạnh khỏe và học tập tốt!

Học sinh: Dạ em cảm ơn chị nhiều ạ!

Bước 3: Sau khi phỏng vấn

– Thực hiện theo những hướng dẫn trong sách giáo khoa.

Đề 2: Giả sử em chọn đóng vai phóng viên trang thông tin của Đoàn trường để phỏng vấn một anh/ chị cùng trường học khoá trước em có thành tích học tập tốt ở năm lớp 9.

Chào mừng quý vị đến với trang thông tin của trường. Hôm nay, chúng ta sẽ có cuộc phỏng vấn với một bạn học sinh đặc biệt, người đã vượt qua khó khăn và đạt được thành tích học tập ưu tú tại trường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về câu chuyện đáng ngưỡng mộ của bạn học sinh này.

Phóng viên: Xin chào bạn, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc giới thiệu về bản thân. Bạn có thể cho chúng tôi biết tên và lớp học của mình được không?

Học sinh: Chào bạn, tôi là [tên học sinh] và hiện đang học lớp [lớp học]. Rất vui được tham gia cuộc phỏng vấn này.

Phóng viên: Rất vui được gặp bạn. Bạn có thể chia sẻ với chúng tôi về những khó khăn mà bạn đã gặp phải trong quá trình học tập không?

Học sinh: Tất nhiên. Trước đây, tôi đã gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu và nắm bắt kiến thức. Đôi khi, tôi cảm thấy mất tự tin và không biết làm thế nào để cải thiện. Nhưng tôi đã quyết tâm không bỏ cuộc và luôn cố gắng hết mình.

Phóng viên: Thật tuyệt vời! Bạn đã có những phương pháp nào để vượt qua những khó khăn đó và đạt được thành tích học tập ưu tú như hiện tại?

Học sinh: Để vượt qua khó khăn, tôi đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ giáo viên và bạn bè. Tôi luôn học hỏi từ những người giỏi hơn mình và không ngại hỏi thêm khi không hiểu. Ngoài ra, tôi cũng đã xây dựng lịch học tập rõ ràng và tuân thủ nghiêm ngặt để tận dụng thời gian một cách hiệu quả.

Phóng viên: Đó là những cách rất tốt để vượt qua khó khăn. Bạn đã đạt được những thành tích nào trong quá trình học tập của mình?

Học sinh: Tôi đã đạt được nhiều giải thưởng học tập trong các kỳ thi quốc gia và cấp trường. Điều đó đã khích lệ tôi tiếp tục cố gắng và phấn đấu hơn nữa.

Phóng viên: Rất ấn tượng! Cuối cùng, bạn có những lời khuyên gì dành cho những bạn học sinh khác đang gặp khó khăn trong học tập?

Học sinh: Tôi muốn nói với các bạn rằng, dù có khó khăn đến đâu, hãy luôn tin vào khả năng của bản thân và không bỏ cuộc. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác và luôn cố gắng hết mình. Thành công sẽ đến với những người kiên nhẫn và không ngừng nỗ lực.

Phóng viên: Cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện của mình. Chúc bạn tiếp tục thành công trong học tập và cuộc sống.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 5: Khát vọng công lí hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: