SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 1 trang 29 - Kết nối tri thức


Đọc lại văn bản trong SGK (tr. 118 – 120) và trả lời các câu hỏi:

Giải SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 1 trang 29 - Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 29 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc lại văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong SGK (tr. 118 – 120) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 29 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Tình cảm mãnh liệt của Rô-mê-ô dành cho Giu-li-ét được diễn tả như thế nào?

Trả lời:

- Tình cảm mãnh liệt của Rô-mê-ô dành cho Giu-li-ét được thể hiện qua cách chẳng nhìn ngắm người yêu (thấy nàng Giu-li-ét đẹp như ánh sáng vầng mặt trời, mặt nàng như biết nói, như hai ngôi sao, toả chiếu làn ánh sáng tưng bừng, đôi gò má rực rỡ khiến các vì tinh tú phải hồ ngươi; nàng tỏa ánh hào quang như thế một sứ giả nhà trời,...), qua việc chàng sẵn sàng từ bỏ tên họ, tuyên bố không ai có thể ngăn được mình đến với tình yêu, ánh mắt của người yêu tạo cho chứng sức mạnh vượt qua mọi trở ngại, chàng sẵn sàng đến với người yêu dù nâng có ở phương trời nào....

Câu 2 trang 29 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đoạn độc thoại “Ấy nhè nhẹ chứ... mơn trớn má đào.” có các hình thức chất vấn – trả lời. Điều đó thể hiện tâm trạng gì ở Rô-mê-ô?

Trả lời:

- Đây là đoạn độc thoại khá dài, bộc lộ tình yêu của Rô-mê-ô đối với Giu-li-ét. Đoạn này dùng khá nhiều câu cảm thán thể hiện cảm xúc trào dâng ở chàng trai trẻ đang yêu, Đồng thời, ta cũng thấy khi độc thoại, nhân vật tự đặt nhiều câu hỏi rồi lại tìm cách trả lời, giống như một cuộc đối thoại giả tưởng, tìm cách này hay cách khác để diễn tả cho đúng cảm nhận của mình về người yêu. Điều đó thể hiện sự say mê, ngây ngất, ngưỡng mộ người yêu của một người đang yêu say đắm.

Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Nhiều câu thoại của Rô-mê-ô so sánh đôi mắt Giu-li-ét với những vì sao. Hãy chỉ ra những sắc thái nghĩa khác nhau ở từng câu thoại đó.

Trả lời:

- Câu “Nguyên là hai ngôi sao... sao về”: dùng cách nói nhân hoá và ẩn dụ để ngợi ca vẻ lấp lánh của đôi mắt Giu-li-ét.

- Câu “Ừ, nếu mắt nàng... thì sao nhỉ?”: vừa so sánh đôi mắt Giu-li-ét với các vì tính tú, vừa để khẳng định đôi mắt của Giu-li-ét còn đẹp hơn sao.

- Câu “Vẻ rực rỡ của đôi gò má... đêm đã tàn”: khẳng định những vì sao không thay thế được đôi mắt Giu-li-ét, và đôi mắt Giu-li-ét có sức toả sáng hơn các vì sao, sánh ngang với mặt trời.

=> Ba câu vẫn nối tiếp nhau, biện pháp tu từ so sánh được lặp lại và tăng dần về mức độ.

Câu 4 trang 29 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Tại sao Giu-li-ét băn khoăn về tên họ của Rô-mê-ô? Rô-mê-ô và Giu-li-ét có phán đoán được tình thế nếu họ đến với nhau không?

Trả lời:

- Giu-li-ét đã biết chàng trai nàng gặp ở dạ hội là người của dòng họ Môn-ta-ghiu - dòng họ có mối thù với dòng họ của nàng. Chính vì vậy, nàng đã băn khoăn về tên họ của Rô- mê-ô. Sự băn khoăn này cho thấy nàng ý thức rất rõ rằng nếu đi theo tiếng gọi của trái tim thì sẽ gặp những trở ngại lớn.

- Cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều phán đoán được tình thế nếu họ yêu nhau. Điều này thể hiện qua các chi tiết: Giu-li-ét mong muốn Rô-mê-ô từ bỏ tên họ (Hãy mang tên họ nào khác đi), dự đoán hậu quả nếu việc gặp gỡ của họ bị lộ (Nếu bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây thì chàng khó lòng thoát chết, họ mà bắt gặp chàng thì họ giết chàng mất); khẳng định tình yêu trong hoàn cảnh bất lợi (Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh của tình yêu... Người nhà nàng ngăn sao nổi tôi; Thà để cho lòng căm thù của họ chấm dứt đời tôi còn hơn kéo dài kiếp sống mà thiếu tình nàng).

Câu 5 trang 29 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Những lời thoại nào thể hiện quyết tâm vượt qua trở ngại để đến với tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét? Theo em, điều kì diệu của tình yêu giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét thể hiện trong đoạn trích là gì?

Trả lời:

- Những lời thoại thể hiện quyết tâm vượt qua trở ngại để đến với tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét: “... chàng hãy thề là chàng yêu em đi, em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa”, “... mấy bức tường đá ngăn sao được ái tình. Mà cái gì tình yêu dám làm là làm được”, “Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật,”...

- Sự kì diệu trong tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh. Câu trả lời tuỳ thuộc vào cảm nhận của riêng em. Có thể có nhiều phương án trả lời (ví dụ: tình yêu bất chấp trở ngại; tình yêu mãnh liệt, thần tượng hóa người yêu; yêu chính con người thực chứ không phải dòng dõi, tên tuổi,..).

Câu 6 trang 29 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1:

Ấy nhè nhẹ chứ nào! Ánh sáng nào vừa lóe trên cửa sổ kia?

– Ôi người mà ta sùng kính, người mà ta yêu đương! Ôi, giá nàng biết nhỉ!... Nàng đang nói... Không, nàng im lặng...

Trong các câu trên, câu nào là câu rút gọn, câu nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng của việc sử dụng các câu đó trong ngữ cảnh.

Trả lời:

- Câu rút gọn: “Ấy nhè nhẹ chứ nào!”: câu tỉnh lược chủ ngữ; dường như Rô-mê-ô muốn nói với tất cả không gian xung quanh rằng mọi thứ hãy nhẹ nhàng để nâng niu một luồng ánh sáng.

- Câu đặc biệt: “Ối người mà ta sùng kính, người mà ta yêu đương!”: câu dùng để gọi – đáp; Rô-mê-ô thầm gọi người chàng yêu, thể hiện những cảm xúc mãnh liệt, say đắm của tình yêu.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 5: Đối diện với nỗi đau hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: