Nếu được phép bổ sung một số cứ liệu ngôn ngữ và văn học cho bài viết của tác giả Trần Quốc Vượng


Nếu được phép bổ sung một số cứ liệu ngôn ngữ và văn học cho bài viết của tác giả Trần Quốc Vượng, em sẽ bổ sung như thế nào? Nêu phương án phân bố các cứ liệu em vừa tìm được vào các đoạn cụ thể của văn bản.

Nếu được phép bổ sung một số cứ liệu ngôn ngữ và văn học cho bài viết của tác giả Trần Quốc Vượng

Câu 4 trang 26 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Nếu được phép bổ sung một số cứ liệu ngôn ngữ và văn học cho bài viết của tác giả Trần Quốc Vượng, em sẽ bổ sung như thế nào? Nêu phương án phân bố các cứ liệu em vừa tìm được vào các đoạn cụ thể của văn bản.

Trả lời:

Câu hỏi nhắc em ghi lại những liên tưởng nảy sinh khi đọc chuỗi dẫn chứng được tác giả đưa ra trong các đoạn nói về văn hoá hoa – cây cảnh của người Việt. Đó phải là những câu thơ, văn khái quát về tình cảm của con người đối với thiên nhiên hay những từ ngữ mang tính ẩn dụ thể hiện cách nhìn thiên nhiên như đối tượng có linh hồn. Các ngữ liệu mới mà em chợt nghĩ đến hay vừa tìm ra có thể được đặt xen kẽ hoặc tiếp nối chuỗi dẫn chứng do tác giả nêu sau từng thông tin khái quát. Ví dụ: Có thể bổ sung câu thơ sau đây để minh hoạ cho ý nói về việc người Việt biết chọn nơi non nước hữu tình để xây dựng đền – chùa – tháp – miếu:

Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá

Sư cụ nằm chung với khói mây.

(Nguyễn Khuyến, Nhớ cảnh chùa Đại)

Một số câu thơ, lời nhạc hay cụm từ khác có thể dùng để đặt xen vào đoạn từ Phương Đông đến tục thờ cây cối... trong văn bản: Nước còn cau mặt với tang thương (Bà Huyện Thanh Quan, Thăng Long thành hoài cổ); Mây che trên đầu và nắng trên vai (Trịnh Công Sơn, Một cõi đi về); Đỡ lấy đài xiêu, nưng lấy nhị,/ Hồn ơi, phong cảnh cũng là ngươi! (Xuân Diệu, Xuân rụng); biển gào, sóng thét, gió reo,..

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập 2 trang 26 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: