Trên một phố có hai quán ăn A, B. Bốn bạn Sơn, Hải, Văn, Đạo mỗi người chọn
Trên một phố có hai quán ăn A, B. Bốn bạn Sơn, Hải, Văn, Đạo mỗi người chọn ngẫu nhiên một quán ăn.
Sách bài tập Toán 10 Kết nối tri thức Bài 27: Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển
Bài 9.12 trang 66 Sách bài tập Toán lớp 10 Tập 2: Trên một phố có hai quán ăn A, B. Bốn bạn Sơn, Hải, Văn, Đạo mỗi người chọn ngẫu nhiên một quán ăn.
a) Vẽ sơ đồ hình cây mô tả các phần tử của không gian mẫu.
b) Tính xác suất để:
• Tất cả đều vào một quán;
• Mỗi quán có đúng 2 bạn vào;
• Quán A có 3 bạn vào, quán B có 1 bạn vào;
• Một quán có 3 bạn vào, quán kia có 1 bạn vào.
Lời giải:
a) Sơ đồ hình cây mô tả các phần tử của không gian mẫu là:
b)
Ta có không gian mẫu:
Ω = {AAAA; AAAB; AABA; AABB; ABAA; ABAB; ABBA; ABBB; BAAA; BAAB; BABA; BABB; BBAA; BBAB; BBBA; BBBB}.
Do đó, n(Ω) = 16.
Gọi biến cố E: “Tất cả đều vào một quán”. Ta có:
E = {AAAA; BBBB}, n(E) = 2, suy ra P(E) = .
Gọi biến cố F: “Mỗi quán có đúng hai bạn vào”. Ta có:
F = {AABB; ABAB; ABBA; BAAB; BABA; BBAA}, n(F) = 6,
suy ra P(F) = .
Gọi biến cố G: “Quán A có 3 bạn vào, quán B có 1 bạn vào”. Ta có:
G = {AAAB; AABA; ABAA; BAAA}, n(G) = 4, suy ra P(G) =
Gọi biến cố K: “Một quán có 3 bạn vào, quán kia có 1 bạn vào.”. Ta có:
K1: “Quán A có 3 bạn vào, quán B có 1 bạn vào” nên K1 = G, n(K1) = 4.
K2: “Quán B có 3 bạn vào, quán A có 1 bạn vào”. Ta có:
K2 = {BBBA; BBAB; BABB; ABBB}, n(K2) = 4
n(K) = n(K1) + n(K2) = 4 + 4 = 8.
Vậy P(K) = .