Giải SBT Toán 10 trang 24 Tập 2 Kết nối tri thức


Với Giải SBT Toán 10 trang 24 Tập 2 trong Bài tập cuối chương 6 Sách bài tập Toán 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 10 trang 24.

Giải SBT Toán 10 trang 24 Tập 2 Kết nối tri thức

Bài 6.42 trang 24 Sách bài tập Toán lớp 10 Tập 2: Đường parabol trong hình dưới đây là đồ thị của hàm số nào ?

Đường parabol trong hình dưới đây là đồ thị của hàm số nào ?

A. y = x2 + 2x – 3;

B. y = –x2 – 2x + 3;

C. y = –x2 + 2x – 3;

D. y = x2 – 2x – 3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Xét đồ thị:

Đường parabol trong hình dưới đây là đồ thị của hàm số nào ?

Parabol có bề lõm hướng lên nên hệ số a > 0, do đó các hàm số y = x2 + 2x – 3, y = x2 – 2x – 3 thỏa mãn.

Khi x = 1 thì y = 0 nên chỉ có hàm số y = x2 + 2x – 3 thỏa mãn.

Bài 6.43 trang 24 Sách bài tập Toán lớp 10 Tập 2: Cho hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c có đồ thị là đường parabol dưới đây. Khẳng định nào dưới đây là đúng?

Cho hàm số bậc hai y = ax^2 + bx + c có đồ thị là đường parabol dưới đây

A. a < 0, b < 0, c < 0;

B. a < 0, b < 0, c > 0;

C. a < 0, b > 0, c < 0;

D. a < 0, b > 0, c > 0.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Xét đồ thị:

Cho hàm số bậc hai y = ax^2 + bx + c có đồ thị là đường parabol dưới đây

Parabol có bề lõm hướng xuống nên a < 0.

Parabol cắt trục tung tại điểm có tung độ dương nên c > 0.

Đỉnh parabol có hoành độ dương nên -b2a > 0 mà a < 0 nên b > 0.

Vậy a < 0, c > 0, b > 0.

Bài 6.44 trang 24 Sách bài tập Toán lớp 10 Tập 2: Điều kiện cần và đủ của tham số m để parabol (P): y = x2 – 2x + m – 1 cắt trục Ox tại hai điểm phân biệt nằm về hai phía của trục tung là

A. m < 1;

B. m < 2;

C. m > 2;

D. m > 1.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Parabol (P): y = x2 – 2x + m – 1 cắt trục Ox tại hai điểm phân biệt nằm về hai phía của trục tung tức là phương trình x2 – 2x + m – 1 = 0 có hai nghiệm trái dấu

⇔ ac < 0

⇔ 1.(m – 1) < 0

⇔ m – 1 < 0

⇔ m < 1.

Bài 6.45 trang 24 Sách bài tập Toán lớp 10 Tập 2: Bảng xét dấu dưới đây là của tam thức bậc hai nào?

Bảng xét dấu dưới đây là của tam thức bậc hai nào?

A. f(x) = –x2 + x + 6;

B. f(x) = x2 – x – 6;

C. f(x) = –x2 + 5x – 6;

D. f(x) = x2 – 5x + 6.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Xét bảng xét dấu:

Bảng xét dấu dưới đây là của tam thức bậc hai nào?

Trên khoảng (–2; 3) thì f(x) > 0 nên a < 0, các hàm số f(x) = –x2 + x + 6 ; f(x) = –x2 + 5x – 6 thỏa mãn.

Khi x = –2 thì f(x) = 0 nên chỉ có hàm số f(x) = –x2 + x + 6 thỏa mãn.

Bài 6.46 trang 24 Sách bài tập Toán lớp 10 Tập 2: Bảng xét dấu nào sau đây là bảng xét dấu của tam thức f(x) = x2 + 12x + 36 ?

A. Bảng xét dấu nào sau đây là bảng xét dấu của tam thức f(x) = x^2 + 12x + 36 ?

B. Bảng xét dấu nào sau đây là bảng xét dấu của tam thức f(x) = x^2 + 12x + 36 ?

C. Bảng xét dấu nào sau đây là bảng xét dấu của tam thức f(x) = x^2 + 12x + 36 ?

D. Bảng xét dấu nào sau đây là bảng xét dấu của tam thức f(x) = x^2 + 12x + 36 ?

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Xét tam thức f(x) = x2 + 12x + 36 có:

a = 1 > 0

Δ = 122 – 4.1.36 = 0

f(x) = x2 + 12x + 36 = 0 ⇔ x = –6

Do đó, f(x) > 0 với x ∈ ℝ\{–6} và f(x) = 0 tại x = –6

Vậy ta có bảng biến thiên:

Bảng xét dấu nào sau đây là bảng xét dấu của tam thức f(x) = x^2 + 12x + 36 ?

Lời giải sách bài tập Toán lớp 10 Bài tập cuối chương 6 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: