Tìm các số tự nhiên a, b, biết: a) a + b = 192 và ƯCLN(a, b) = 24
Giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài 12: Ước chung và ước chung lớn nhất
Bài trang sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: Tìm các số tự nhiên a, b, biết:
a) a + b = 192 và ƯCLN(a, b) = 24;
b) ab = 216 và ƯCLN(a, b) = 6.
Lời giải:
a) Vì ƯCLN(a, b) = 24 nên a = 24p, b = 24q với p, q là các số tự nhiên và nguyên tố cùng nhau.
Thay a = 24p và b = 24q vào biểu thức a + b = 192 ta được:
24p + 24q = 192
24(p + q) = 192
P + q = 8.
Do p, q là các số tự nhiên và nguyên tố cùng nhau nên ta có các cặp (p; q) tương ứng là: (1; 7), (7; 1), (3; 5), (5; 3).
+) Với p = 1, q = 7 thì a = 24, b = 168;
+) Với p = 7, q = 1 thì a = 168, b = 24;
+) Với p = 3, q = 5 thì a = 72, b =120;
+) Với p = 5, q = 3 thì a = 120, b = 72.
Vậy ta có các cặp (a, b) là: (168; 24), (24; 168), (72; 120), (120; 72).
b) Vì ƯCLN(a, b) = 6 nên a = 6p, b = 6q với p, q là các số tự nhiên và nguyên tố cùng nhau.
Thay a = 6p và b = 6q vào biểu thức ab = 216 ta được:
6p.6q = 216
36pq = 216
pq = 6.
Do p, q là các số tự nhiên và nguyên tố cùng nhau nên ta có các cặp (p; q) tương ứng là: (1; 6), (6; 1), (3; 2), (2; 3).
+) Với p = 1, q = 6 thì a = 6.1 = 6, b = 6.6 = 36;
+) Với p = 6, q = 1 thì a = 6.6 = 36, b = 6.1 = 6;
+) Với p = 3, q = 2 thì a = 6.3 = 18, b = 6.2 = 12;
+) Với p = 2, q = 3 thì a = 6.2 = 12, b = 6.3 = 18.
Vậy ta có các cặp (a, b) là: (6; 36), (36; 6), (18; 12), (18; 12).