Chọn câu sai
Giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài 6. Chia hết và phép chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng
Bài 1 trang 19 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Chọn câu sai:
a) 11.44 + 16 chia hết cho 4 nên chia hết cho 2;
b) 24.8 – 17 chia hết cho 3;
c) 136.3 – 2.34 chia hết cho 9;
d) Tích của ba số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 2, cho 3.
Lời giải:
a) Phát biểu a) là đúng vì 11.44 + 16 chia hết cho 4 mà 4 lại chia hết cho 2 nên 11.44 + 16 chia hết cho 2.
b) Vì 24 chia hết cho 3 nên 24.8 chia hết cho 3
Mà 17 không chia hết cho 3
Nên theo tính chất chia hết của một hiệu thì 24.8 – 17 không chia hết cho 3.
Do đó phát biểu b) sai.
c) Ta có: 2.34 = 2.32.32 = 2.9.9 chia hết cho 9;
Mà 136.3 không chia hết cho 9
Nên theo tính chất chia hết của một hiệu thì 136.3 – 2.34 không chia hết cho 9.
Do đó phát biểu c) là sai.
d) Gọi ba số tự nhiên liên tiếp là n, n + 1, n + 2 với n là số tự nhiên.
+) Quan hệ chia hết của n(n + 1)(n + 2) với 2
- Nếu n là số chẵn thì n chia hết cho 2. Suy ra n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 2.
- Nếu n là số lẻ thì n + 1 là số chẵn nên n + 1 chia hết cho 2. Suy ra n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 2.
Do đó n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 2 với mọi số tự nhiên n (1).
+) Quan hệ chia hết của n(n + 1)(n + 2) với 3
- Nếu n chia hết cho 3 thì n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 3.
- Nếu n chia cho 3 dư 1 thì n = 3k + 1 với k là số tự nhiên. Khi đó n + 2 = 3k + 3 = 3(k + 1) chia hết cho 3. Suy ra n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 3.
- Nếu n chia cho 3 dư 2 thì n = 3k + 2 với k là số tự nhiên. Khi đó n + 1 = 3k + 3 = 3(k + 1) chia hết cho 3. Suy ra n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 3.
Do đó n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 3 với mọi số tự nhiên n (2).
Từ (1) và (2) suy ra n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 2 và 3 với mọi số tự nhiên n hay tích của ba số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 2, cho 3.
Suy ra phát biểu d) là đúng.
Vậy phát biểu sai là b) và c).