Cho đa thức R(x) = x^2 + 5x^4 – 3x^3 + x^2 + 4x^4 + 3x^3 – x + 5
Cho đa thức R(x) = x + 5x – 3x + x + 4x + 3x – x + 5.
Giải sách bài tập Toán lớp 7 Bài 2: Đa thức một biến. Nghiệm của đa thức một biến
Bài 19 trang 43 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho đa thức R(x) = x2 + 5x4 – 3x3 + x2 + 4x4 + 3x3 – x + 5.
a) Thu gọn và sắp xếp đa thức R(x) theo số mũ giảm dần của biến.
b) Tìm bậc của đa thức R(x).
c) Tìm hệ số cao nhất và hệ số tự do của đa thức R(x)..
d) Tính R(‒1), R(0), R(1), R(‒a) (với a là một số).
Lời giải:
a) Ta có:
R(x) = x2 + 5x4 – 3x3 + x2 + 4x4 + 3x3 – x + 5
= (5x4 + 4x4) + (– 3x3 + 3x3) + (x2 + x2) – x + 5
= 9x4 + 2x2 – x + 5.
Vậy thu gọn và sắp xếp đa thức R(x) theo số mũ giảm dần của biến ta được R(x) = 9x4 + 2x2 – x + 5.
b) Đa thức R(x) = 9x4 + 2x2 – x + 5 có bậc là 4 (do số mũ cao nhất của biến x trong đa thức là 4).
c) Đa thức R(x) = 9x4 + 2x2 – x + 5 có hệ số cao nhất là 9 và hệ số tự do là 5.
d) Ta có:
• R(‒1) = 9 . (‒1)4 + 2 . (‒1)2 – (‒1) + 5
= 9 . 1 + 2 . 1 + 1 + 5 = 17.
• R(0) = 9 . 04 + 2 . 02 – 0 + 5 = 5.
• R(1) = 9 . 14 + 2 . 12 – 1 + 5 = 15.
• R(‒a) = 9 . (‒a)4 + 2 . (‒a)2 – (‒a) + 5
= 9a4 + 2a2 + a + 5.
Vậy R(‒1) = 17; R(0) = 5; R(1) = 15 và R(‒a) = 9a4 + 2a2 + a + 5.