Giải SBT Toán 7 trang 58 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Toán 7 trang 58 Tập 2 trong Bài 6: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 trang 58.

Giải SBT Toán 7 trang 58 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Bài 3 trang 58 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có góc A bằng 120°. Các đường trung trực của AB và AC lần lượt cắt BC tại M và N. Tính số đo góc MAN.

Lời giải:

Cho tam giác ABC có góc A bằng 120 độ

Vì M thuộc đường trung trực của AB nên MA = MB.

Do đó tam giác MAB cân tại M.

Suy ra MAB^=B^ (tính chất tam giác cân).

Vì N thuộc đường trung trực của AC nên NA = NC.

Do đó tam giác NAC cân tại N.

Suy ra NAC^=C^ (tính chất tam giác cân).

Xét ∆ABC có: A︿+B︿+C︿=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác).

Suy ra B^+C^=180°A^

Do đó B^+C^=180°120°=60°.

Ta có:

MAN^=BAC^MAB^NAC^

=BAC^MAB^+NAC^

=120°B^+C^=120°60°=60°.

Vậy MAN^=60°.

Bài 4 trang 58 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có góc A là góc tù. Các đường trung trực của AB và AC cắt nhau tại O và lần lượt cắt BC tại E và F. Hãy chứng minh:

a) ∆EOA = ∆EOB; ∆FOA = ∆FOC.

b) Chứng minh rằng AO là tia phân giác của góc EAF.

Lời giải:

Cho tam giác ABC có góc A là góc tù Các đường trung trực của AB và AC

a) Vì O là giao điểm của hai đường trung trực của tam giác ABC nên OA = OB = OC.

Vì E nằm trên trung trực của AB nên ta có EA = EB.

Vì F nằm trên trung trực của AC nên ta có: FA = FC.

• Xét tam giác OEA và tam giác OEB có:

AE = BE (chứng minh trên),

OA = OB (chứng minh trên),

OE là cạnh chung.

Do đó ∆EOA = ∆EOB (c.c.c).

• Xét tam giác OFA và tam giác OFC có:

AF = CF (chứng minh trên),

OA = OC (chứng minh trên),

OF là cạnh chung.

Do đó ∆FOA = ∆FOC (c.c.c).

Vậy ∆EOA = ∆EOB; ∆FOA = ∆FOC.

b) Ta có OB = OC nên tam giác OBC cân tại O.

Suy ra OBE^=OCF^ (1)

Ta có ∆OEA = ∆OEB (câu a)

Suy ra OAE^=OBE^ (hai góc tương ứng)(2)

Tương tự từ ∆OFA = ∆OFC (câu a)

Suy ra OAF^=OCF^ (hai góc tương ứng)(3)

Từ (1),(2),(3) ta có: OAE^=OAF^

Suy ra AO là tia phân giác của góc EAF.

Vậy AO là tia phân giác của góc EAF.

Bài 5 trang 58 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có đường trung trực của cạnh AC đi qua đỉnh B, chứng minh tam giác ABC là tam giác cân.

Lời giải:

Cho tam giác ABC có đường trung trực của cạnh AC đi qua đỉnh B

Vì B nằm trên trung trực của AC nên BA = BC.

Suy ra tam giác ABC cân tại B.

Vậy tam giác ABC là tam giác cân tại đỉnh B.

Lời giải Sách bài tập Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 6: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: