Người ta muốn pha dung dịch HNO3 30% với dung dịch HNO3 55%
gười ta muốn pha dung dịch 30% với dung dịch để được dung dịch Gọi và lần lượt là số gam dung dịch và 55% cần dùng để pha được dung dịch
Giải SBT Toán 9 Bài 2: Phương trình bậc nhất hai ẩn. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn - Cánh diều
Bài 15 trang 15 SBT Toán 9 Tập 1: gười ta muốn pha dung dịch HNO3 30% với dung dịch HNO3 55% để được dung dịch HNO3 50%. Gọi x và y lần lượt là số gam dung dịch HNO3 30% và HNO3 55% cần dùng để pha được 100 g dung dịch HNO3 50%.
a) Viết hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn x, y biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
b) Cặp số (20; 80) có phải là nghiệm của hệ phương trình ở câu a hay không? Vì sao?
Lời giải:
a) Khi pha x gam dung dịch HNO3 30% với y gam dung dịch HNO3 55%, ta được khối lượng dung dịch mới là: x + y (g).
Theo bài, sau khi pha ta được 100 g dung dịch HNO3 50% nên ta có phương trình:
x + y = 100. (1)
Khối lượng HNO3 có trong x gam dung dịch HNO3 30% là: x.30% = 0,3x (g).
Khối lượng HNO3 có trong y gam dung dịch HNO3 55% là: y.55% = 0,55y (g).
Tổng khối lượng HNO3 có trong dung dịch đã pha là: 0,3x + 0,55y (g).
Theo bài, pha x gam dung dịch HNO3 30% với y gam dung dịch HNO3 55% được 100 g dung dịch HNO3 50% nên ta có phương trình:
hay 6x + 11y = 1 000. (2)
Từ (1) và (2) ta được hệ phương trình
Vậy hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn x, y biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng là:
b) Xét cặp số (20; 80), thay x = 20; y = 80 vào mỗi phương trình trong hệ ta có:
20 + 80 = 100;
6.20 + 11.80 = 1 000.
Suy ra cặp số (20; 80) là nghiệm của từng phương trình trong hệ.
Vậy cặp số (20; 80) là nghiệm của hệ phương trình ở câu a.
Lời giải SBT Toán 9 Bài 2: Phương trình bậc nhất hai ẩn. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn hay khác: