Trên mặt phẳng Oxy cho hình chữ nhật OABC sao cho A(0; 3), B(4; 3), C(4; 0)
Trên mặt phẳng Oxy cho hình chữ nhật OABC sao cho A(0; 3), B(4; 3), C(4; 0). Gọi Ω là tập hợp tất cả các điểm (x; y) với x, y là các số nguyên và nằm bên trong (không kể trên cạnh) của hình chữ nhật OABC. Lấy ngẫu nhiên một điểm của tập hợp Ω. Tính xác suất của biến cố M: “Điểm (x; y) của tập hợp Ω được lấy ra có x + y
Giải SBT Toán 9 Bài 4: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. Xác suất của biến cố - Cánh diều
Bài 33 trang 37 SBT Toán 9 Tập 2: Trên mặt phẳng Oxy cho hình chữ nhật OABC sao cho A(0; 3), B(4; 3), C(4; 0). Gọi Ω là tập hợp tất cả các điểm (x; y) với x, y là các số nguyên và nằm bên trong (không kể trên cạnh) của hình chữ nhật OABC. Lấy ngẫu nhiên một điểm của tập hợp Ω. Tính xác suất của biến cố M: “Điểm (x; y) của tập hợp Ω được lấy ra có x + y < 5”.
Lời giải:
Xét phép thử: “Lấy ngẫu nhiên một điểm của tập hợp Ω”.
Ta thấy, các kết quả có thể xảy ra của phép thử trên là đồng khả năng.
Ta có Ω= {A1(1; 1); A2(1; 2); A3(2; 1); A4(2; 2); A5(3; 1); A6(3; 2)}.
Tập Ωcó 6 phần tử.
Trong tất cả các điểm của tập Ω, các điểm A1; A2; A3; A4; A5mỗi điểm có hoành độ x và tung độ y thoả mãn x+y<5.
Do đó có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố M.
Vậy xác suất của biến cố M là
Lời giải SBT Toán 9 Bài 4: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. Xác suất của biến cố hay khác: