Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, cho hai điểm A(0; –3) và B(2; 0). Gọi C và D là các điểm lần lượt đối xứng với A và B qua O
Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, cho hai điểm A(0; –3) và B(2; 0). Gọi C và D là các điểm lần lượt đối xứng với A và B qua O.
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Toán 9 Bài 13: Mở đầu về đường tròn - Kết nối tri thức
Bài 5.3 trang 56 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, cho hai điểm A(0; –3) và B(2; 0). Gọi C và D là các điểm lần lượt đối xứng với A và B qua O.
a) Xác định toạ độ của hai điểm C và D.
b) Xác định vị trí của các điểm A, B, C và D đối với đường tròn (O; 3).
Lời giải:
a) Điểm C đối xứng với A qua O nên điểm C có hoành độ và tung độ là số đối với hoành độ và tung độ của điểm A. Suy ra tọa độ điểm C là C(0; 3).
Điểm D đối xứng với B qua O nên điểm D có hoành độ và tung độ là số đối với hoành độ và tung độ của điểm B. Suy ra tọa độ điểm C là C(–2; 0).
b) Vì OA = OC = 3 nên A và C nằm trên đường tròn (O; 3).
Vì OB = OD = 2 < 3 nên B và D nằm trong đường tròn (O; 3).
Lời giải SBT Toán 9 Bài 13: Mở đầu về đường tròn hay khác: